Chuyển đến nội dung chính

Cao huyết áp

2 chỉ số đo huyết áp: Huyết áp tâm thu / Huyết áp tâm trương (mmHg)

Phân loại: 
dựa trên 1 hoặc 2 chỉ số cao nhất.
Bình thường: từ 90/60
Tiền cao huyết áp:  từ 120/80
Cao huyết áp cấp độ 1: từ 140/90
Cao huyết áp cấp độ 2: từ 160/100



Tại sao đo huyết áp ở tay mà không đo ở tim?
Dựa trên cơ sở huyết áp tim = huyết áp tại những vùng cơ thể ngang tim. Và cũng là lý do tại sao khi đo phải để tay cao ngang tim.

1. Đại cương
- Tỉ lệ kiểm soát được huyết áp chỉ khoảng 30% ở những nước phát triển.
- Tần suất chung tăng huyết áp ở các nước phương Tây vào khoảng 30 - 40% dân số trên 18. Ở Việt Nam, năm 1992 tỉ lệ này khoảng 12%.
- Người ta chia tăng huyết áp làm 2 loại:

  • Tăng huyết áp vô căn (chiếm tỉ lệ 90%)
  • Tăng huyết áp có nguyên nhân (chiếm tỉ lệ 10%)


* Phần sau đây chỉ đề cập đến tăng huyết áp vô căn
2. Yếu tố nguy cơ
Người ta ghi nhận 1 số yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Trên thực tế, các yếu tố này thường tác động lẫn nhau
- Yếu tố di truyền
- Giới tính: nam, phụ nữ mãn kinh
- Tuổi tác: >60 tuổi
- Đái tháo đường
- Hút thuốc lá
- Rối loạn chuyển hóa lipid
- Béo phì
- Chế độ ăn nhiều muối Natri, ít Kali và Canxi
- Uống rượu nhiều
- Chế độ sinh hoạt (làm việc, giải trí, nghỉ ngơi)
- Đời sống kinh tế và các áp lực tâm lý.

3. Sinh bệnh học
3.1. Cơ chế hình thành huyết áp
- Huyết áp phục thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại biên.

  • Cung lượng tim (CLT) phụ thuộc vào tần số tim (TST) và thể tích nhát bóp thất trái
  • Sức cản ngoại biên (SCNB) là lực chống lại dòng máu, phụ thuộc vào: chiều dài động mạch, bán kính động mạch và độ nhớt của máu

- Công thức: HA = TST x SCNB x Thể tích nhát bóp

3.2. Sinh bệnh học tăng huyết áp
- Tăng huyết áp xảy ra khi tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại biên, hoặc cả 2 cùng tăng.

  • Cung lượng tim: liên quan đến thể tích dịch, tần số tim. Bệnh nhân ăn nhiều muối sẽ tăng cung lượng tim do tăng thể tích dịch, gây nên tăng huyết áp.
  • Sức cản ngoại biên: liên quan sự co mạch, hay phì đại cấu trúc mạch.

- Tuổi càng cao càng có nguy cơ tăng huyết áp do lòng mạch co hẹp nên gây tăng sức cản ngoại biên, dẫn đến tăng huyết áp.
- Huyết áp còn phụ thuộc vào hệ Renin - Angiotensinogen - Aldosteron (RAA)

4. Phương pháp đo huyết áp.
- Thường dùng máy đo huyết áp đồng hồ hay điện tử. Máy đo huyết áp phải có kích thước túi hơi bao trọn chu vi cánh tay và phủ được 2/3 chiều dài cánh tay người được đo.
- Chuẩn bệnh nhân:

  • Nằm nghỉ 5 phút trước khi đo.
  • Không uống cà phê 1 giờ trước khi đo.
  • Bệnh nhân có thể được đo ở tư thế nằm hay ngồi. Nếu ngồi, tay bệnh nhân phải được kê cao ngang mức tim.

- Kỷ thuật đo (đo bằng máy đo huyết áp đồng hồ):

  • Băng quấn được đặt cách khủy tay 3cm. Ống nghe đặt nơi động mạch cánh tay.
  • Bơm nhanh túi hơi vượt quá tần số tâm thu (nhận biết bằng sự mất mạch) 20 - 30 mmHg.
  • Xả túi bơm chậm 3mmHg/ 1 giây.
  • Tiếng mạch đầu tiên được ghi nhận là huyết áp tâm thu, tiếng mạch cuối cùng nghe được là huyết mạch tâm trương.
  • Mỗi lần đo huyết áp phải ít nhất 2 lần, nếu giữa 2 lần trị số không chênh lệch nhau quá 5mmHg thì có thể chấp nhận được.


5. Phân độ tăng huyết áp
Phân độ tăng huyết áp được áp dụng theo JNC VII:

  • Bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mmHg, huyết áp tâm trương < 80 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu >= 120 mmHg, huyết áp tâm trương >= 80 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: huyết áp tâm thu >= 140 mmHg, huyết áp tâm trương >= 90 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: huyết áp tâm thu >= 160 mmHg, huyết áp tâm trương >= 100 mmHg


Khi đo huyết áp, độ huyết áp được tính theo độ nặng nhất.
VD: Huyết áp 150/110 là tăng huyết áp độ 2.

6. Lâm sàng
- Bệnh tăng huyết áp có diễn tiến chậm, trong khi tăng huyết áp chưa có biến chứng lên các cơ quan bệnh nhân thì thường sẽ không có triệu chứng.
- Các triệu chứng nếu có của tăng huyết áp được xếp thành 3 nhóm triệu chứng:

  • Nhóm triệu chứng do huyết áp tăng: nhức đầu vùng chẩm vào buổi sáng sau khi thức dậy, hay hết vài giờ sau chóng mặt, hồi hộp, mau mệt mỏi.
  • Nhóm triệu cứng mạch máu do tăng huyết áp: chảy máu mũi, nhìn lóa do tổn thương võng mạc, đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực, chóng mặt tư thế.
  • Nhóng triệu chứng do bệnh nguyên nhân gây tăng huyết áp.


7. Biến chứng

  • Suy tim (do mạch nhỏ, nên tim phải co bóp nhiều để đẩy máu xuống, hoạt động cường độ cao lâu dài sẽ làm tim bị suy), nhồi máu cơ tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp
  • Suy thận mạn.


8. Điều trị
8.1. Mục tiêu điều trị.
- Duy trì huyết áp < 140/90 mmHg
- Duy trì huyết áp < 130/80 mmHg đối với bệnh nhân đái tháo đường, suy thận mạn.
- Mục tiêu trên có thể đạt được bằng thuốc hay không dùng thuốc.

8.2. Điều trị không dùng thuốc
Áp dụng cho mọi bệnh nhân, gồm các biện pháp sau:

  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Gia tăng hoạt động thể lực (30phút/ngày)
  • Ngưng hút thuốc lá (nếu có)
  • Giảm ăn mặn ( dùng ít hơn 6g muối NaCL/ngày)
  • Giảm thức ăn có mỡ bão hòa và nhiều cholesterol.
  • Hạn chế rượu bia
  • Ăn đủ Kali, Mg, Calci


8.3. Điều trị dùng thuốc
Luôn phối hợp với điều trị không dùng thuốc. Có 5 nhóm thuốc trong điều trị tăng huyết áp:

  • Thuốc lợi tiểu: thiazid, furosemide, spironolacton
  • Thuốc ức chế thụ thể beta giao cảm (ức chết beta): propranolol, atenolol, bisoprolol, metoprolol
  • Ức chế calci: nifedipin, amlodipin, folodipin, diltiazem
  • Ức chế men chuyển: captopril, enalapril, perindopril
  • Ức chế thụ thể angiotensin: losartan, irbesartan, telmisartan


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt