Chuyển đến nội dung chính

Hội chứng vành cấp

Bệnh mạch vành tim
Cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành: tim, vai, tay, xuôi về ngón tay

1. Giải phẫu học động mạch vành
- Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim có 2 động mạch vàng: động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ và chạy về 2 bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy 1 đoạn ngắn (1 - 3 cm) sau đó chi thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mạch mũ, đoạn ngắn đó được gọi là thân chung động mạch vành.
- Hệ thống động mạch vành có 3 nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là động mạch liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải. Từ 3 nhánh lớn này sẽ cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các vách nhánh, nhánh chéo, nhánh bờ... sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị  bệnh lý động mạch vành, dòng màu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện cơn đau thắt ngực.

2. Sinh bệnh học
- Bệnh lý nền tảng của bệnh động mach vành là xơ vữa động mạch, tiến trình xơ vữa động mạch gồm các giai đoạn sau:

  • Tình trạng rối loạn chức năng nội mạc: nội mạc là lớp tế bào lót bề mặt của hệ thống động mạch. Lớp tế bào này đảm trách nhiều chức năng và đảm bảo sự toàn vẹn của thành động mạch. Sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ như tăng cholesterol màu, tăng huyết áp, hút thuốc là, đái tháo đường, tăng hemocysterin máu, tuổi cao gây ra tình trạng rối loạn chức năng nội mạc.
  • Hình thành các vệt mỡ: khi lớp nội mạc bị tổn thương thì dễ dàng cho các lipoprotein có chất gây xơ vữa đi qua dưới nội mạc và sẽ bị đại thực bào ăn vào. Khi đại thực bào chứa nhiều lipoprotein thì nó sẽ phình to và tạo thành các tế bào bọt. Nhiều tế bào bọt tích lũy dưới lớp nội mạch tạo nên 1 vệt màu vàng - gọi là vệt mỡ.
  • Sang thương xơ vữa động mạch tiến triển: các vết mỡ tích lũy càng nhiều lipid và các mô liên kết - tạo nên từ tế bào cơ trơn - tạo thành sang thương xơ vữa không đồng nhất. Giai đoạn tổn thương này được gọi là mảng xơ vữa.
  • Các mảng xơ vữa dễ bị tổn thương: các sang thương mảng xơ vữa bị tổn thương là điều kiện cần để gây nên tình trạng tắc mạch, điều kiện đủ là sự hình thành huyết khối kèm theo - gây hội chứng vành cấp.
Lesions
Disease
Injury
Trauma

The word "lesion" comes from the Latin noun "laesio" meaning "an attack or injury" which is related in Latin to the verb "laedere" = "to hurt, strike or wound."

3. Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ năm 2013, có các nhóm nguy cơ bệnh mạch vành chính:
- Nhóm nguy cơ không thay đổi được:
  • Tuổi: nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi
  • Gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm
  • Chủng tộc: Châu Mỹ, Châu Á có HDL ở ngưỡng thấp
- Nhóm nguy cơ thay đổi được:
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Ít vận động
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Stress, trầm cảm
Cholesterol: LDL, HDL (High Density Lipoprotein). 
Xem thêm:

4. Thể lâm sàng
4.1. Bệnh mạch vành mạn
Đau thắt ngực ổn định: khi mảng xơ vữa chỉ gây hẹp 1 phần lòng mạch vành sẽ gây ra tình trạng đau ngực do mất cân bằng cung cầu oxy cho cơ tim, nên đau ngực thường xảy ra khi bệnh nhân gắn sức, đau sau xương ức, lan lên cổ, vai, hàm, cánh tay trái. Đau ngực giảm khi bệnh nhân ngồi nghỉ, các cơn đau tái đi tái lại làm bệnh nhân có thể biết được mức độ cố gắng sức nào sẽ xuất hiện cơn đau ngực mà tự giới hạn vận động. Đó là đặc điểm của cơn đau ngực mạch vành điển hình.
4.2. Hội chứng vành cấp
Cơn đau ngực kiểu mạch vành xảy ra ngay cả khi không cần gắng sức, kéo dài lâu hơn và mức độ đau dữ dội hơn. Về lâm sàng, người ta chia hội chứng mạch vành cấp thành 2 thể:
  • Đau ngực không ổn định: mảng xơ vữa mất ổn định bong tróc 1 phần làm hẹp lòng mạch vành.
  • Nhồi máu cơ tim cấp: mảng xơ vữa tổn thương làm lộ ra lớp nội mạc, kích hoạt các yếu tố đông máu, hình thành cục máu đông bít tắt hoàn toàn lòng mạch vành, gây hoại tử tế bào cơ tim, phóng thích những chất men đặc hiệu của tế bào cơ tim vào trong máu.
Về lâm sàng thì triệu chứng đau ngực của 2 thể này tương tự nhau, cho nên để phân biệt chúng ta phải dựa vào xét nghiệm men tim. Nếu men tim tăng cao, chứng tỏ có tình trạng hoại tử cơ tim, vậy bệnh nhân được xếp vào nhóm nhồi máu cơ tim cấp.

5. Chẩn đoán
5.1. Lâm sàng
Điển hình bệnh nhân sẽ biểu hiện bằng triệu chứng đau ngực kiểu mạch vành, ở một số bệnh nhân lớn tuổi hay đái tháo đường có thể có triệu chứng đau ngực không rõ ràng, bệnh nhân chỉ cảm thấy khó thở, hay mệt mỏi. Đặc biệt ở phụ nữ thì triệu chứng đau ngực thường mơ hồ, có thể chỉ biểu hiện bằng tình trạng bồn nôn, khó chịu vùng thượng vị.
5.2. Cận lâm sàng
  • Điện tâm đồ: giúp xác định được động mạch vành thủ phạm gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim, phát hiện các biến chứng rối loạn nhịp nguy hiểm.
  • Men tim: trong tế bào cơ tim có chứa các men đặc hiệu, khi tế bào cơ tim bị hoại tử trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, các men đặc hiệu của tế bào cơ tim sẽ phóng thích vào máu (đặc hiệu nhất là men Troponin T và I).
Tiêu chuẩn chẩn đoán 1 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là:
Men tim tăng cộng với một trong các dấu hiệu sau: 1. Đau ngực kiểm mạch vành hoặc 2.Thay đổi điện tâm đồ (các này đơn giản, nhanh, rẻ)

6. Điều trị
6.1. Điều trị bệnh mạch vành mạn:
- Điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra hội chứng vành cấp, bằng các biện pháp nhằm tái lập lại cán cân cung cầu oxy và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
  • Giảm cầu: giảm nhịp tim (giảm ức chế beta). - Nghỉ ngơi
  • Tăng cung: dãn mạch (nhóm nitrat, ức chế canxi, ức chế men chuyển)
  • Ngăn ngừa sự tổn thương mảng xơ vữa và hình thành huyết khối: nhóm kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidegrel), nhóm statin giúp ổn định mảng xơ vữa.
- Phương pháp điều trị triệt để là chụp mạch vành qua da và đặt stent tại vị trí sang thương gây hẹp ở động mạch vành thủ phạm (PCI)

6.2. Hội chứng vành cấp:
Đây là 1 cấp cứu tim mạch đòi hỏi người thầy thuốc phải chẩn đoán và có hướng xử trí sớm để giảm thiểu tối đa biến chứng và tử vong cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị hiệu quả và ít xâm lấn nhất hiện nay là kỹ thuật can thiệp động mạch vành qua da, được thực hiện tùy nguy cơ và thời gian khởi phát triệu chứng đau ngực của từng bệnh nhận, nhằm ngăn chặn tình trạng hoại tử cơ tim đến mức thấp nhất.











Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt