1. Đại cương
2. Dịch tễ học
- Mụn là một thương tổn da do sự rối loạn chức năng của bộ lông bã (thường là di truyền)
- Sự tiết bã nhòn đọng lại lỗ chân lông, tạo ra mụn.
2. Dịch tễ học
- Bệnh rất phổ biến, thường gặp ở tuổi thanh niên và người lớn trẻ.
- Tuổi: nữ 10 - 17 tuổi, nam 14 - 19 tuổi, có thể khởi phát sau 25 tuổi. Một số trường hợp nhẹ, có thể khởi phát lúc mới sinh, nhưng thường biến mất sau vài ngày hoặc sau vài tuần.
- Nghề nghiệp: thường tiếp xúc với dầu, khoáng chất gây mụn.
- Thuốc: corticoid, thuốc ngừa thai.
- Những yếu tố khác: yếu tố nội tiết, stress, lo lắng, thức ăn (béo, ngọt)
3. Sinh bệnh học
Gồm 3 yếu tố quan trọng:
- Rối loạn sừng hóa tuyến bã.
- Tăng tiết bã nhờn.
- Vi trùng: Corynebacterium Acne.
4. Lâm sàng
- Thường gặp ở tuổi dậy thì ( 90% trước 20 tuổi) do sự tăng androgen (hocmon sinh dục nam)
- Phát ban dạng sẩn, mụn mủ, nang, nốt sẹo.
- Vị trí: vùng tiết bã nhờn nhiều
- Mặt: nhiều nhất ở 2 bên má.
- Mũi, trán, cằm: ít bị hơn.
- Tai: nang ở dái tai.
- Ở người nam: vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.
5. Yếu tố bộc phát
- Thức ăn nhiều mỡ, ngọt.
- Nội tiết: mụng trứng cá trước kỳ kinh, gặp ở phụ nữ.
- Thần kinh: căng thẳng thần kinh, lo lắng quá mức.
- Hóa chất: dầu khoáng, iod, brom, corticoid,...
6. Diễn tiến
Có nhiều cơn bộc phát kéo dài nhiều năm. Bệnh lành tính nhưng gây sẹo, mất thẩm mỹ.
7. Điều trị
7.1. Nguyên tắc
- Cử ngọt
- Hạn chế chất béo.
- Tôn trọng cấu trúc da.
- Chống viêm
- Chống vi khuẩn.
7.2. Phòng bệnh
- Cấp 1: "Đừng cho có bệnh"
- Tránh dùng thuốc thoa corticoid lên mặt.
- Rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc chất dầu khoáng gây mụn.
- Cấp 2: "Có bệnh rồi, tiến hành điều trị"
- Tránh nặn mụn để tránh biến chứng sẹo teo.
- Tránh dùng thuốc uống, thuốc thoa có corticoid.
- Sử dụng kháng sinh thích hợp.
- Sử dụng thuốc thoa thích hợp với các giai đoạn của bệnh.
- Cấp 3: "Điều trị để tránh biến chứng"
- Bệnh nặng, điều trị không hết, có biến chứng bội nhiễm nặng. Khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Nhận xét
Đăng nhận xét