Chuyển đến nội dung chính

Cái ghẻ

1. Đại cương
  • Là bệnh lây, phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 3,9% điều trị tại BV Da liễu TP.HCM.
  • Thường gặp là trẻ em và phụ nữ. Do Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) gây ra.
  • WHO: là bệnh lây qua đường tình dục.
2. Đặc điểm sinh học của cái ghẻ
  • Con đực chết sau khi di giống.
  • Con cái trưởng thành dài khoảng 200 micromet
  • Sống bằng cách đào đường hầm dưới da (giữa lớp sừng và lớp hạt)
  • Thời gian sống khoảng 30 ngày, để trứng sau vài giờ đào hầm.
  • Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày.
  • Thường hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 - 4 ngày.
  • Lây chủ yếu người qua người.
  • Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay.
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Thời gian ủ bệnh: trung bình 2 - 8 ngày.
3.2. Triệu chứng
  • Triệu chứng cơ năng (phụ thuộc vào bệnh nhân khai, có thể đúng có thể sai)
    • Ngứa nhiều về đêm.
    • Ngứa vùng da non nhiều.
    • Xung quanh có nhiều người bị ngứa.
    • Mức độ ngứa tùy theo mỗi người.
  • Triệu chứng thực thể (Khi khám trên bệnh nhân): 3 loại
    • Có giá trị chẩn đoán:
      • Xuất hiện ít 20 - 30%, ngày nay còn 10% trường hợp.
      • Rãnh ghẻ: cái ghẻ đào hầm, đi tiêu ngay trên da nên có màu nâu, dài vài mm, hơi cộm, mụn nước là nơi cái ghẻ ở.
    • Giúp chẩn đoán:
      • Mụn nước: nằm rải rác, trắng đục, vùng da non.
      • Sẩn cục hay sẩn mục nước hay ngứa: nốt nhô cao trên đầu có mụn nước. Đặc hiệu hơn mụn nước. Thường gặp ở trẻ em. Gặp ở nách, bìu giúp chẩn đoán.
    • Không đặc hiệu nhưng thường gặp:
      • Dấu gãi.
      • Vết chàm hóa.
3.3. Vị trí sang thương
  • Sang thương ở khắp người, trừ mặt (trừ trẻ em hay bệnh nhân AIDS)
  • Trường gặp ở vùng da non: kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, nếp dưới rốn, dưới vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách...
3.4. Dịch tễ học: có nhiều người xung quanh cùng bệnh.

4. Biến chứng

  • Chàm hóa.
  • Viêm da mũ: thường do liên cầu khuẩn.
  • Tổn thương móng: tăng sừng dưới móng, màu xám, có thể thấy cái ghẻ.
  • Viêm cầu thận cấp và phù toàn thân: hiếm, thường do độc tố của cái ghẻ hay vi trùng bội nhiễm.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Tiểu albumin: thường nhẹ, gặp ở trẻ con bị ghẻ nặng.
5. Chẩn đoán
  • Chẩn đoán xác định
    • Tìm thấy cái ghẻ ở sang thươnng, nhưng ít làm.
  • Các kỹ thuật xét nghiệm tìm ghẻ:
    • Cạo da.
    • Dùng kim tách cái ghẻ.
    • Sinh thiết thượng bì...
  • Chẩn đoán phỏng định: khả năng đúng > 90%
    • Tính chất sang thương da: rãnh ghẻ, sẩn ngứa, mụn nước vùng da non.
    • Vị trí sang thương: không ở mặt, có vùng da non.
    • Ngứa: nhiều về đêm.
    • Dịch tễ học: có nhiều người bị bệnh ghẻ.
  • Chẩn đoán phân biệt:
    • Tổ đĩa: nằm mặt ngoài các ngón không có ở thân mình.
    • Chí rận: ngứa lưng, sau ót, sang thương cào gãy nhiều hơn.
    • Săng giang mai ở đàn ông: hạch đặc tính không viêm, xét nghiệm máu.
    • Chàm thể tạng: vị trí đặc hiệu của bệnh.
6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc điều trị
  • Chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, tránh biến chứng.
  • Điều trị cho người tiếp xúc mắc bệnh.
  • Vệ sinh quần áo cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng, tái nhiễm.
  • Bôi thuốc đúng cách.
6.2. Thuốc
  • Chủ yếu là bôi thuốc.
  • Cách bôi thuốc ghẻ
    • Tắm với nước tím pha loãng ( 1/4.000 -1/10.000), ấm.
    • Bôi xà phòng toàn thân chú ý nếp gấp, rửa sạch với nước tím loãng ấm.
    • Thoa thuốc đặc trị toàn thân từ đầu 1 lần/ngày vào buổi tối, mặc quần áo sạch và 24 giờ sau tắm lại.
    • Sau 2 - 3 ngày không hết lại thoa như trên.
    • Không dùng corticoides.
    • Thuốc dùng: ghẻ nặng không dùng được thuốc sớm.
  • Điều trị triệu chứng:
    • Giảm ngứa: kháng histamin H1 thường uống buổi tối.
6.3. Diệt nguồn lây
  • Quần áo nên giặt sau 1 tuần: vì cái ghẻ chết sau khi ra ngoài môi trường.
  • Quần áo nên đun sôi: 80 - 90 độ C trong 5 phút, vì cái ghẻ chết ở 60 độ C.
  • Điều trị cho cả người xung quanh bị ngứa.
6.4. Theo dõi điều trị
  • Sau 3- 5 ngày điều trị, không nổi sang thương, ngứa tồn tại sau 2 tuần.
7. Phòng bệnh
  • Vệ sinh hàng ngày với xà phong ở kẽ tay, các nếp.
  • Khi có người bị ngứa vào ban đêm nên kiểm tra ghẻ.
  • Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ.
  • Nếu đã bị ghẻ nên tránh tiếp xúc với người xung quanh, tránh lây cho cộng đồng.
  • Nếu có biến chứng phải điều trị bệnh chuyên khoa.
  • Khi hết biến chứng mới nên trị ghẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 - ghi nhận của 1 trường hợp có tính riêng biệt

Sau đây là ghi nhận về phản ứng của cơ thể đối với 2 loại vaccine COVID-19 (Vero Cell, Moderna) và phản ứng của cơ thể đối với COVID-19 khi mắc phải. Và lưu ý đây là ghi nhận chỉ ở 1 trường hợp cá biệt, không phải là ghi nhận trên nhiều đối tượng khác nhau. Nên kết quả ghi nhận chỉ có giá trị tham khảo. Đối tượng ghi nhận: nam, 65kg, 37 tuổi, người Việt Nam Các mốc thời gian: 15/08/2021: Tiêm vaccine mũi #1, Vero Cell (Sinopharm) 06/09/2021: Tiêm vaccine mũi #2, Vero Cell (Sinopharm) 13/10/2021: dương tính 22/10/2021: âm tính 14/01/2022: Tiêm vaccine mũi #3, Moderna (ModernaTX), mRNA Phản ứng của cơ thể: Tiêm mũi 1: Khi tiêm vai trái không thấy phản ứng tại vị trí tiêm, trong 24h sau đó cũng không ghi nhận thấy các phản ứng của cơ thể với vaccine: nhiệt độ cơ thể không tăng cao, không đau nhức cơ,… Có thể giống không tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược (!?) Tiêm mũi 2: phản ứng cơ thể giống lần đầu. Dương tính: Sốt liên tục 39-40 độ, nhức đầu, ảo giác. Phải uống giảm đau hạ sốt paracetamol