- Chàm là 1 bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể xem chàm là 1 hội chứng thay vì 1 bệnh.
2. Lâm sàng
Thương tổn là những dát hay mảng hồng ban giới hạn rõ hoặc không rõ, tiến triển qua 5 - 6 giai đoạn sau
2.1. Giai đoạn hồng ban
- Khởi đầu với 2 triệu chứng: ngứa và nổi hồng ban hơi phù nề.
- Trên nền hồng ban lấm tấm nhiều hạt nhỏ li ti mắt thường khó thấy được, sờ thấy nhám, các hạt này sẽ thành mụn nước ở giai đoạn sau.
- Có khi không có bóng nước chỉ có hồng ban và phù nề,sau đó lặn đi và tróc vẩy như cám.
- Trên nền hồng ban sau vài giờ hay vài ngày xuất hiện những mụn nước nông chứa dịch trong. Mụn nước sẽ tụ lại thành bóng nước.
- Mụn nước có thể khô tự nhiên và đóng mài, nhưng thường mụn nước vỡ ra, rỉ dịch vàng, khi dịch khô lại đóng thành mài.
- Thượng bì tái tạo mỏng như vỏ hành, giai đoạn này ít có, thường xày ra thoáng qua.
- Thượng bì nứt ra và tróc vảy, có khi trong giai đoạn này mụn nước nổi lại và rỉ dịch vàng. Trong trường hợp chàm cấp da sẽ lành lại bình thường không gây ngứa.
- Da dày lên dưới tác động của gãy mạnh do ngứa nhiều.
- Da càng dày, màu xám đen, có những rãnh đan chéo nhau thành ô vuông gọi là hiện tượng lichen hóa, thường gặp ở những nếp gấp lớn như cổ chân, nếp cổ.
- Thương tổn chàm không gặp ở niêm mạc, có thể ở vùng bán niêm mạc: môi, quy đầu.
3. Tiến triển
- Thuận lợi
- Khỏi hoàn toàn trong vài ngày hay vài tuần. Thường gặp trong chàm tiếp xúc.
- Không thuận lợi:
- Tái phát:
- Có thể tái phát tại chỗ hay phân tán nhiều nơi.
- Nếu tái phát nhiều lần hay điều trị không đúng sẽ dẫn đến đỏ da toàn thân.
- Nhiễm khuẩn
- Bề mặt thương tổn trầy xướt do gãy dẫn đến bội nhiễm.
- Thương tổn có mủ, bệnh nhân sốt và có hạch liên hệ.
- Viêm vi cầu thận cấp: là biến chứng của nhiễm khuẩn.
4. Nguyên nhân
- Cơ địa
- Cơ địa dị ứng: suyễn, viêm mũi dị ứng, mày đay,...
- Chức năng gan, ruột kém.
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón, viêm đại tràng mạn tính,...
- Suy thận (ứ urea, gây ngứa, gãi, dày da chàm hóa)
- Nội tiết: nhiều trường hợp chàm trong thai kỳ hay hành kinh.
- Chức năng thần kinh bị xáo trộn. ( dị cảm, trong đó có ngứa)
- Thiếu acid béo không no, thiếu sinh tố PP, B6, B12,...
- Dị ứng nguyên
- Bên ngoài: các yếu tố vật lý, hóa học, vi khuẩn, ký sinh trùng, thảo mộc,...
- Bên trong: thuốc men, thức ăn, nội tiết tố.
5. Dạng lâm sàng
5.1. Dạng tiến triển
- Chàm cấp: rịn dịch nhiều, hồng ban đỏ và sưng phù.
- Chàm bán cấp: rịn dịch ít, không còn sưng phù.
- Chàm mạn: có hiện tượng lichen hóa hay dày sừng.
5.2. Dạng nguyên nhân
5.2.1. Chàm mắc phải: viêm da nhân tạo hay viêm da do tiếp xúc.
- Thường viêm đỏ, sưng phù vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Mụn nước nhiều, có khi thành bóng nước. Tiến triển thoáng qua. Tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên. Khi thương tổn tiến xa hơn chỗ tiếp xúc với dị nguyên gọi là phản ứng xa.
- Nguyên nhân:
- Thuốc bôi, mỹ phẩm.
- Áo quần hay giày dép.
- Dụng cụ nội trợ.
- Tác nhân nghề nghiệp: thợ hồ do xây xi măng, thợ làm bánh do đường vani, thợ giặt do xà phòng, thuốc tẩy, thợ uốn tóc do thuốc uốn tóc, thuốc sơn móng,...
5.2.2. Chàm vi khuẩn
- Dị ứng và nhiễm khuẩn toàn thân. Vi khuẩn tác động đến da.
- Chàm do vi khuẩn thường gặp:
- Chàm kẽ: xảy ra ở các nếp lớn: bẹn, nách, dưới vú, gian mông.
- Chàm quanh lỗ tự nhiên: tai ngoài, mũi, hậu môn.
- Chàm trên vết loét chân: hồng ban rịn dịch, mủ xảy ra sau khi thoa thuốc mỡ.
5.2.3. Chàm nhũ nhi (chàm sữa)
- Thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh bụ bẫm lúc 3 - 4 tháng tuổi.
- Vị trí: má, đối xứng, có thể lan ra vành tai, da đầu, cổ, tay chân. Thương tổn không có ở mắt, mũi, miệng, cằm.
- Lâm sàng: hồng ban sưng phù, có thể có mụn nước, đôi khi có vảy khô, rịn nước và đóng mài. Trẻ thường ngứa nhiều. Thường hết sau 2 tuổi.
5.2.4. Chàm thể tạng
- Bệnh tái phát nhiều lần, không rõ nguyên nhân. Thường có yếu tố gia đình: mày đay, suyễn,... Tổn thương da đa dạng do bệnh tiến triển nhiều năm.
- Biểu hiện: mụn nước, sẩn, vết gãy, lichen hóa, dát hồng ban tím sậm. Bệnh nhân ngứa nhiều gãi liên tục làm móng tay mòn móng, lông rụn, da xướt.
5.2.5. Chàm do ký sinh trùng: chí rận, cái ghẻ.
5.2.6. Chàm do nấm: tổ đĩa, do nấm da,...
5.2.7. Chàm tiết bã: phân bố ở vùng bã nhầy: da đầu, nếp mũi, má, nách, nếp dưới vú. Thường gặp ở người to béo, ít vận động, ăn nhiều.
6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: thường là
- Mụn nước trên hồng ban, giới hạn có thể rõ hay không rõ, ngứa.
- Hoặc mảng da dày, lichen hóa, giới hạn không rõ.
- Thương tổn có tính chất đối xứng.
- Chẩn đoán nguyên nhân: ít làm vì khó tìm dị ứng nguyên. Thường trong chàm vi khuẩn.
- Chẩn đoán phân biệt:
- Tổ đĩa: không có hồng ban, có mụn nước sâu trong da. Thường gặp trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Herpes môi hay sinh dục: mụn nước dính chùm trên nền hồng ban. Bắt đầu ngứa, sua đó rát.
- Zona: chùm mụn nước trên hồng ban hơi phù nề, đau rát nhiều, thương tổn chạy dọc theo dây thần kinh nửa bên thân mình (không có đối xứng)
7. Điều trị
7.1. Nguyên tắc
- Tìm dị ứng nguyên gây bệnh.
- Tránh bôi nhiều loại thuốc nhất là thuốc không rõ nguồn gốc.
- Dùng thuốc bôi thích hợp trong bệnh chàm.
7.2. Điều trị cục bộ:
- Giai đoạn cấp:
- Sát khuẩn nhẹ dạ: hexamidine, chlorhexamidin, thuốc tím 1/20.000.
- Thoa sau sát khuẩn: hồ nước hay nitrat bạc 1 - 5% làm khô dịch tiết.
- Giai đoạn bán cấp: thoa dung dịch Eosin 2% hay Milian.
- Giai đoạn mạn: thoa corticoid dạng mỡ, kem hay dạng phối hợp với acid salicylic nhằm tiêu sừng.
7.3. Điều trị toàn thân
- Giảm ngứa: kháng histamin.
- Kháng sinh: dùng khi bội nhiễm thường là tụ cầu vàng Staphylococus Aureus.
7.4. Điều trị nguyên nhân
- Vi khuẩn: dùng kháng sinh.
- Nấm: dùng kháng nấm.
- Thiếu sinh tố: bổ sung sinh tố B1, B6, B12,...
0 Comments
Đăng nhận xét