Chuyển đến nội dung chính

Mày đay

1. Đại cương

  • Mày đay là bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta khoảng 10 - 15%. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó tìm. Có mày đay cấp tính và mạn tính. Mày đay mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn, gặp ở nữ nhiều hơn nam gấp 2 lần. May đay mạn có tính xu hướng diễn biến lui bệnh, hay tái phát thường nặng hơn về đêm.
  • Mày đay là phản ứng mạch máu trên da với cơ chế phức tạp xoay quanh chấ trung gian chủ yếu là Histamin. Do đó việc điều trị chủ yếu dùng kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân.
2. Cơ chế sinh bệnh
  • Do vai trò của các chất hóa học có nguồn gốc tế bào hay huyết thanh can thiệp thường có cơ chế phức tạp, chủ yếu là histamine.
  • Histamin đóng vai trò chủ yếu. Histamine có nguồn gốc từ thức ăn hay được sản xuất từ, tích lũy và giải phóng từ tế bào vón, bạch cầu đa nhân ưa kiềm và nhiều loại tế bào khác.
  • Các chất trung gian gây dãn mạch và phù bao gồm: prostaglandin, Leucotrien C, D, E. Các chất này được tiết ra dưới ảnh hưởng của histamin và ngược lại cũng gây bài tiết histamine.
3. Nguyên nhân
  • Do thức ăn
    •  Là nguyên nhân thường gặp.
    • Các loại thức ăn có thể gây mày đay: tôm, cua, thịt bò, cá biển, trứng, chocolate, rượu...
  • Do thuốc
    • Dùng đường toàn thân hay bôi đều có thể gây mày đay.
    • Các thuốc có thể do: Penicilline, Barbiturique, Insulin,...
  • Do nhiễm khuẩn: thường do nhiễm mạn tính tại chỗ.
  • Do virus: một số bệnh nhân bị viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đa nhân có thể gặp mày đay.
  • Do ký sinh trùng:
    • Thường kéo dài.
    • Tác nhân thường do: giun kim, giun đũa, giun lươn,...
  • Do yếu tố vật lý: mày đay xuất hiện do lạnh, do nóng, do chấn thuon7g.
  • Do bệnh ác tính: mày đay có thể phối hợp với bệnh ung thư, hodgkin.
  • Do tác nhân tâm lý, sinh lý: chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động có thể gây xuất hiện mày đay.
4. Lâm sàng
  • Thương tổn căn bản:
    • Sẩn phù nổi gờ trên da, kích thước thay đổi từ vài nm đến 10 - 20 cm hoặc lớn hơn. Thương tổn có thể một vùng hay lan toản toàn bộ cơ thể.
    • Triệu chứng ngứa thường hằng định, thường có trước phát ban và lan tỏa ngoài vùng phát ban. Bên cạnh ngứa, bệnh nhân có cảm giác tê hoặc như kiến bò.
  • Diễn tiến
    • Các thương tổn xuất hiện đột ngột, tồn tại vài phút hay vài giờ rồi biến mất không để lại dấu vết. Có trường hợp kéo dài vài tuần, tháng, năm.
    • Thương tổn xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp ở thân mình, mông, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các vùng mô dưới da: mi mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng.
    • Các triệu chứng khác có thể gặp: hắt hơi, suyễn, đau bụng. Phù thanh quản gây thở khò khè gặp khi mày đay nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải điều trị khẩn cấp.
5. Phân loại
Theo diễn tiến mày đay được chia thành
  • Mày đay cấp: diễn tiến nhanh, xuất hiện trong vài giờ, vài ngày sau đó biến mất.
  • Mày đay mạn: mày đay kéo dài trên 6 tuần, nguyên nhân thường phức tạp.
6. Chẩn đoán
  • Chẩn đoán xác định:
    • Phù
    • Ngứa
    • Các triệu chứng xuất hiện và biến mất đột ngột trong vài phút, vài giờ không để lại dấu vết.
  • Chẩn đoán phân biệt
    • Hồng ban nút.
    • Lupus ban đỏ cấp.
    • Hội chứng Henoch - Schoenlein.
7. Điều trị
  • Mày đay cấp: cần loại trừ yếu tố nguyên nhân nếu có
    • Điều trị tại chỗ:
      • Chống ngứa bằng đắp methol, giấm phenol 1 - 2%.
      • Kháng histamin tại chỗ ít gây hiệu quả, dễ gây nhạy cảm.
    • Điều trị toàn thân:
      • Kháng histamin H1: Chlopheniramin, Loratadin, Desloratadin, Cetirizine, Fxofenadine,...
      • Corticoid chỉ sử dụng trong cơn đau nặng (phù thanh quản)
  • Mày đay mạn hay tái phát
    • Điều trị thường khó khăn vì do nhiều nguyên nhân phối hợp.
    • Dùng thuốc kéo dài ít nhất 3 tháng, sau đó ngưng thuốc từ từ.
    • Trong tất cả các trường hợp cần tránh rượu, các thức ăn có màu, các thức ăn lên men.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt