Chuyển đến nội dung chính

Bệnh vi nấm

1. Đại cương
  • Nấm da là bệnh thường gặp do vi nấm sợi tơ Ephidermophyton, Microsporum và Trichophyton gây ra, chúng tấn công vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở người.
  • Bệnh lây người qua người (Trichophyton Rubrum, Trichophyton Interdigitale), lây từ súc vật qua người (Microsporum canis), từ đất qua người ít gặp.
  • Tuổi: trẻ em hay bị nấm da đầu, người trẻ hay bị viêm kẽ.
  • Yếu tố thuận lợi: người bị suy giảm miễn dịch có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra còn có suy giảm hệ miễn dịch tại chỗ: bệnh nhân sử dụng corticoides thoa tại chỗ lâu ngày dễ bị nấm sợi tơ trên vùng bôi thuốc.
2. Dịch tễ học
  • Sự lây bệnh do đi chân trần trên đất bị nhiễm vi nấm từ người khác, có thể lây bệnh do sống tập trung...
  • Khí hậu nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan.
  • Các loại nấm thường lây bệnh:
    • Microsporum: Tóc(+), Lông (+), Móng (-), Da (+)
    • Trichophyton: Tóc(+), Lông (+), Móng (+), Da (+)
    • Ephidermophyton: Tóc(-), Lông (-), Móng (+), Da (+)
3. Các dạng nấm thường gặp
3.1. Nấm chân
  • Nguyên nhân: Do Ephidermophyton, Trichophyton và đôi khi do Microsporum.
  • Yếu tố thuận lợi:
    • Bàn chân ẩm ướt.
    • Sự lưu thông máu ở chi trì trệ.
    • Đi giày kín không thay vớ thường xuyên.
    • Bệnh phổ biến ở đàn ông.
  • Triệu chứng:
    • Thể tróc vẩy khô: ở lòng bàn chân, gót chân và cạnh bàn chân có những mảng da dày màu đỏ, trên phủ vảy mịn, nhỏ, có thể kết hợp thành mảng lớn bao phủ cả lòng bàn chân.
    • Thể mụn nước: ở rìa ngón chân, lòng bàn chân có những mụn nước sâu tập trung thành đám.
    • Thể viêm kẽ: thường kẽ hẹp (ngón 3, ngón 4) da kẽ chân mủn trắng, dưới lớp da mủn là nền đỏ ướt. Có khi có vết nứt kẽ chân.
    • Các thể trên có thể bị bội nhiễm: có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, nổi hạch háng và sốt.
  • Chẩn đoán:
    • Các vị trí bị nấm có thể lầm với chàm, vẩy nến...
    • Chẩn đoán xác định: cạo tìm nấm trực tiếp tại thương tổn.
  • Điều trị:
    • Nếu có bội nhiễm:
      • Uống kháng sinh: Tetracyline 1g/ngày x 7 ngày hay Erythromycine 1g/ngày x 7 ngày,...
      • Thoa: Milian, Eosine 2% khi bội nhiễm.
      • Thoa kháng nấm: Ectinomycose, Kem mỡ Griseofulvine.
      • Sau khi hết sang thương trên lâm sàng (hết sang thương da, cạo tìm nấm âm tính) phải tiếp tục thoa tối thiểu 1 tuần.
    • Nếu nhiều sang thương: uống Griseofulvine 1g/ngày (người lớn) uống sau bữa ăn trong 1 tháng.
  • Tiến triển:
    • Dai dẳng hay tái phát.
    • Tái nhiễm do bệnh nhân tiếp xúc lại với vật dụng, nền nhà, cát bị nhiễm.
  • Phòng ngừa:
    • Giữ chân khô ráo, thay vớ mỗi ngày, vớ phải được giặt, luộc.
    • Tránh đi chân đất.
3.2. Nấm bẹn
  • Nguyên nhân: Do Ephidermophyton, Trichophyton.
  • Triệu chứng:
    • Các đốm tròn, đa cung giới hạn rõ, teo da.
    • Có tiến triển ly tâm: rìa có mụn nước, trung tâm không hay ít bóng nước hơn.
    • Ngứa nhiều khi ra mồ hôi nhiều.
    • Bắt đầu từ 1 bên bẹn, nấm lang sang bên kia, lên xương mu, ra kẽ lông, thắt lưng,...
  • Chẩn đoán:
    • Dựa vào lâm sàng.
    • Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương.
  • Điều trị:
    • Bôi thuốc kháng nấm.
    • Trường hợp nhiều phải uống khuốc kháng nấm.
  • Phòng bệnh:
    • Không tắm giặt, dùng chung đồ tắm, quần lót với người bị bệnh.
    • Ủi mặt trái quần áo.
3.3. Nấm thân (hắc lào)
Nấm gây bệnh ở vùng da không có lông tóc rậm.
  • Nguyên nhân: Do Trichophyton, Microsporum.
  • Lâm sàng:
    • Hồng ban giới hạn rõ hình bầu dục, đa cung, có bóng nước ở rìa, trung tâm lành, teo da.
    • Ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có những mụn nước nhỏ.
    • Do chà xát, cào gãy, bôi thuốc không thích hợp làm tổn thương nhiễm khuẩn thứ phát (sưng, có mủ, đóng vảy), nhiều mụn nước lấm tấm trên khắp bề mặt tổn thương, viền bờ không rõ.
    • Ngứa nhiều khi ra nắng, mồ hôi.
  • Chẩn đoán:
    • Dựa vào lâm sàng.
    • Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương.
    • Phân biệt:
      • Phong củ: không ngứa, cạo tìm không có nấm.
      • Vẩy phấn hồng: cạo tìm không có nấm.
      • Chàm tiếp xúc: cạo tìm không có nấm.
  • Điều trị:
    • Bôi thuốc kháng nấm.
    • Nhiều trường hợp phải uống thuốc kháng nấm.
  • Phòng ngừa:
    • Không mặc chung quần áo.
    • Ủi trái mặt quần áo để tránh tái phát.
3.4. Nấm móng
  • Nguyên nhân: thường do Trichophyton gây ra.
  • Lâm sàng:
    • Bắt đầu từ bờ tự do hay 2 cạnh bên của móng.
    • Móng mất bóng, dòn, dày lên và có màu bẩn, dưới móng có nhiều bột vụn, có thể có viêm quanh móng.
    • Trên mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh. Dưới móng có nhiều bột vụn, có hay không có viêm quanh móng.
    • Về sau móng bị lẹm dần, phần còn lại bị xù xì vàng đục. Bệnh lan từ móng này sang móng kia, tiến triển hàng tháng, hàng năm.
  • Xét nghiệm:
    • Cạo bột vụn dưới móng, cho lên lam, nhỏ 1 -2 giọt KOH 10 - 20%, soi tươi dưới kính hiển vi thấy sợi tơ nấm.
    • Để định loại chủng nấm phải nuôi cấy trên môi trường Sabouraud.
  • Chẩn đoán phân biệt:
    • Vẩy nến móng: kèm tổn thương trên da. Xét nghiệm không tìm thấy nấm.
    • Loạn dưỡng móng: dày móng, móng vuốt, bóc tách móng.
  • Điều trị:
    • Tổn thương nhẹ:
      • Ngâm móng, cạo phần móng bệnh, chấm cồn Iod 10%, BSI 3%, kem chống nấm.
      • Kết hợp uống kháng sinh nấm Griseofulvine, Nizoral.
    • Tổn thương toàn bộ móng: bóc móng kết hợp uống kháng nấm.
3.5. Bệnh lang ben
  • Nguyên nhân: do vi nấm Pityrosporum Orbiculaire gây ra.
  • Các yếu tố thuận lợi:
    • Lượng cortisone trong người tăng cao.
    • Điều trị corticoide lâu ngày.
    • Tăng độ ẩm bề mặt da, tiết chất bã nhờn nhiều.
  • Lâm sàng:
    • Sang thương cơ bản ở vùng không phơi ra ánh sáng: dát màu cà phê sữa, vàng nhạt, nâu, đỏ, đen... vì thế có tên bệnh là vẩy phấn nhiều màu. Trên mặt dát có vẩy.
    • Hình thể và kích thước của dát biến thiên từ nhỏ lấm tấm đến những mảng lớn có bờ quanh co như bản đồ.
    • Vị trí: cố, ngực, mạn sườn, phía trong cánh tay. Có thể lan rộng ra bụng, mặt, lưng, phía trong đùi.
    • Bình thường ít hay không ngứa. Khi đổ mồ hôi gây ngứa nhiều.
    • Bệnh dai dẳng dễ tái phát.
  • Chẩn đoán:
    • Dựa vào lâm sàng.
    • Cận lâm sàng: cạo vẩy, nhỏ KOH, soi kính hiển vi tìm nấm.
  • Phân biệt:
    • Bạch biến: dát trắng, không vảy, tăng sắc tố xung quanh.
    • Phong bất định: không vảy, không ngứa, không tìm thấy nấm.
  • Điều trị:
    • Bôi da bằng dung dịch BSI 1 - 2%, ASA 1 - 2% kéo dài 2 - 3 tuần.
    • Tắm xà phòng Sastis, Nizoral.
    • Bôi kem lamisil (terbinafine), nizoral.
    • Uống thuốc kháng nấm nizoral.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt