Chuyển đến nội dung chính

Thực vật


  1. Tế bào thực vật
  1. Hình dạng, kích thước
  • Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại và từng mô thực vật.
  • Kích thước: 10 - 10 micrometer (tép bưởi, sợi đay, sợi gai có phải là 1 tế bào?)

  1. Cấu tạo:
Theo thứ tự từ ngoài vào trong là vách tế bào - màng tế bào - tế bào chất - nhân.
    1. Vách tế bào
  • Không có tính chất của màng bán thấm.
  • Trên vách có nhiều lỗ.
  • Vách tế bào gồm:
    • Phiến giữa: gắn 2 tế bào liền kề nhau, được hình thành khi phân bào; hầu như chỉ có pectin (pectin không bền ở 95 độ C).
    • Vách sơ cấp: dày từ 1 - 3 µm; 9 - 25% cellulose, 25 - 50% hemicellulose, 10 - 35% pectin và ~15% protein. (khi cellulose nhiều > cây sẽ mềm hơn, dễ uốn)
    • Vách thứ cấp: thường dày hơn vách sơ cấp, do tế bào chất tạo ra, nằm giữa vách sơ cấp và màng sinh chất
  • Chức năng: bao bọc tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường / tế bào thân cận, tạo hình dáng cho tế bào, bảo vệ tế bào chống lại các tác động bên ngoài.
  • Sự biến đổi:
    • Hóa nhầy.
    • Hóa khoáng.
    • Hóa bần.
    1. Màng sinh chất
  • Gồm 2 lớp lipid (phopholipid ưa nước bên ngoài, lớp lipid bên trong kỵ nước) và 1 lớp protein xuyên màng tế bào
  • Cấu tạo trên lý giải:
    • Chất tan trong lipid đi qua màng dễ hơn (VD: rượu qua dễ hơn bia)
    • Chất có kích thước phân tử nhỏ dễ qua màng tế bào (VD: đường đơn hấp thu được trong khi đường đa không hấp thu được; nước không đi qua được nhưng đi qua protein xuyên màng)
    1. Tế bào chất
  • Cấu tạo:
    • Được bao bọc bởi màng sinh chất, là thể keo, trong suốt, không màu
    • Có tính đàn hồi, luôn chuyển động.
  • Thành phần: nước 85%, protein dạng sợi, enzym, acid amin.
  • Chức năng: là thành phần của tế bào sống, giúp tế bào sống và sinh trưởng; là nơi xảy ra các phản ứng đồng/dị hóa; tích trữ chất dự trữ cho tế bào. (đồng hóa: chuyển chất phức tạp thành đơn giản; dị hóa là ngược lại)
    1. Nhân
  • Mỗi tế bào có 1 / nhiều nhân. Riêng tế bào mạch ray không nhân.
  • Hình cầu, kích thước 5 - 15 µm
  • Vị trí không cố định: thường là ở giữa, nhưng khi tế bào phân hóa (già) thì nhân sẽ ở bìa (do bị không bào chèn ép)
  • Chức năng:
    • Duy trì, truyền thông tin di truyền.
    • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tham gia vào các quá trình tổng hợp của tế bào.
    • Giúp tế bào lông hút của rễ hút nước và muối khoáng.
    • Có vai trò quan trọng trong việc tạo vách tế bào.
    • Điều hòa các sản phẩm quang hợp, tạo tinh bột.
    1. Bào quan
      1. Ty thể
  • Có ở những tế bào có nhân điển hình. Có hình cầu, sợi, que.
  • Trung tâm hô hấp và tạo năng lượng (ATP) cho tế bào. (ATP còn gọi là đồng tiền năng lượng - chỉ tính tiện lợi trong sử dụng)
      1. Thể lạp
  • Chỉ có ở tế bào thực vật
  • Gồm có: lục lạp, sắc lạp, lạp không màu
    • Lục lạp: màu xanh lục, đường kính 4 - 10µm, thường có hình bầu dục. Tham gia vào quá trình quang hợp.
    • Sắc lạp: màu vàng (santophin), cam (carotein), đỏ (lycopen); có nhiều hình dáng. Có tác dụng quyến rũ sâu bọ.
    • Lạp không màu: thường có ở các cơ quan có màu trắng; có nhiều hình dáng; là nơi tạo tinh bột (các glucid hòa tan trong tế bào chất thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dạng tinh bột)
      1. Bộ máy Golgi
  • Gồm nhiều túi dẹt, song song, uốn cong hình cung.
  • Ở rìa hay mặt túi có các bong bóng.
  • Có vai trò quan trọng trong việc tạo vách sơ cấp.
  • Là nơi đóng gói phân phối đến nơi nào cần; hoặc đóng gói chất cặn bã, tống ra thành tế bào; dư thì đóng gói dự trữ lại.
      1. Ribosom (thể ribo)

  1. Mô thực vật

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt