Chuyển đến nội dung chính

Chương trình Tiêm chủng mở rộng 2017

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2017, có một số loại Vaccine được tiêm miễn phí cho người dân. Dưới đây là danh sách các loại Vaccine này:

Vaccine BCG: Đây là Vaccine phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.

Vaccine viêm gan B liều sơ sinh: Vaccine viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.

Vaccine Quinvaxem  (Vaccine 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vaccine Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:

+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
+ Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

Vaccine phòng bại liệt (OPV): giúp phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:

+ Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
+ Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
+ Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

Từ đầu năm 2016, trẻ 4 tháng tuổi được tiêm thêm một liều Vaccine bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.

Vaccine phòng bệnh sởi: gồm có 2 mũi tiêm.

+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Hiện nay đã có Vaccine phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho Vaccine sởi đơn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vaccine tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.

Vaccine viêm não Nhật Bản: trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

+ Mũi thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi.
+ Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 2 tuần.
+ Mũi thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

Vaccine phòng tả: Tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch, uống 2 liều.

Vaccine thương hàn: Tiêm ngừa cho trẻ từ 3-10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.

Vaccine uốn ván: Cần tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay sau khi được sinh ra để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.

Nguồn: tiemchung.gov.vn

Lịch chích ngừa, lịch tiêm chủng mở rộng, các mũi chích ngừa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng khám sản phụ khoa tại Quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh)

Các phòng khám sản phụ khoa tại Quận Gò Vấp (TP. HCM):  Phòng khám phụ sản Gò Vấp Bác sĩ CK I Phan Thị Hồng Oanh (Khoa Sản tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định ) CN 1: Phòng khám Hoàng Mai Địa chỉ: 1 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM Điện thoại: (028) 6681 8693 Giờ mở cửa: Thứ 2 - Chủ Nhật 07:30 - 11:30 | 13:30 - 17:00 CN 2: Phòng khám 142 Nguyễn Oanh Địa chỉ: 142 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM Điện thoại: (028) 6651 7859 Giờ mở cửa: Thứ 2 - Chủ Nhật 07:30 - 11:30 | 13:30 - 17:00 Website:  https://phusangovap.vn Facebook:  https://www.facebook.com/phongkhamsanphukhoagovap.142nguyenoanh Phòng khám Sản phụ khoa Thanh Hà Bác sĩ Đào Thanh Hà (Khoa Phụ sản Bệnh viện Từ Dũ ) Địa chỉ: 11/53 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh  Điện thoại: 098 488 77 50 Phòng khám chuyên khoa và bảo sanh Vạn Hạnh Địa chỉ: 185-189 Quang Trung,  Quận Gò Vấp, TP. HCM Giờ mở cửa: Thứ 2 - Chủ Nhật 07:30 - 11:30 | 14:00 - 20:30 Ngày cập nhật: 02/08/2021

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki