Một khi đã là suy thận mạn tính thì không thể điều trị hết được

1. Đại cương

  • Là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng nephron.
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của suy thận mạn, trên lâm sàng biểu hiện hội chứng urê huyết cao.
  • Bệnh chỉ biểu hiện lâm sàng khi có khoản 90% nephron bị tổn thương . Khi  suy thận, chức năng lọc các chất độc (ure, creatinine) giảm dẫn đến ứ đọng lại trong máu gây triệu chứng.


2. Nguyên nhân

  • Do các bệnh lý tại thận:  viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm bể thận, các dị tật bẩm sinh của thận,...
  • Các bệnh lý khác: bệnh tiểu đường, cao huyết áp, gout, collagenose,...
  • Trong đó nguyên nhân do tiểu đường, cao huyết áp là thường gặp nhất hiện nay.

3. Lâm sàng
Do ứ đọng chất ure nên lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng ure huyết cao. Tác động đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể:

  • Tim mạch
    • Tăng huyết áp
    • Viêm cơ tim do nhiễm độc
    • Viêm màng ngoài tim
    • Suy tim
  • Hô hấp
    • Khó thở, rối loạn nhịp thở
    • Viêm phổi
    • Viêm màng phổi
    • Phù phổi cấp
  • Tiêu hóa
    • Chán ăn
    • Viêm miệng
    • Viêm tuyến nước bọt
    • Đau bụng
    • Buồn nôn và nôn
    • Xuất huyết dạ dày, ruột
    • Viêm tụy, viêm dạ dày, viêm đại tràng
  • Thần kinh
    • Nói ngọng
    • Loạng choạng, run
    • Viêm dây thần kinh ngoại biên
    • Hôn mê
  • Huyết học
    • Thiếu máu do thiếu yếu tố erythrompoietin (chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu)
    • Thiếu máu do mất máu qua đường tiêu hóa.
  • Cơ xương khớp
    • Loãng xương, đau xương khớp, gãy xương tự nhiên.
    • Da khô, teo da, ngứa, xuất huyết dưới da.
    • Da, niêm mạc nhợt, móng tay khô, loạn dưỡng, dễ gãy
    • Tóc khô, rụng nhiều
  • Rối loạn chức năng nội tiết
    • Trẻ chậm lớn
    • Rối loạn chức năng sinh sản
    • Thiểu năng tuyến giáp.
    • Giảm đáp ứng miễn dịch.
    • Giảm bạch cầu.
    • Suy giảm hệ miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng


4. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: urea, creatinine máu tăng, HCT giảm
  • Rối loạn điện giải: K+ máu tăng (làm tăng co bóp tim, dẫn đến đơ tim ngưng tim)
  • Siêu âm: 2 thận teo nhỏ, mất cấu trúc vỏ tủy.
  • Nước tiểu: có đạm, albumin, trụ hồng cầu, bạch cầu. Giai đoạn cuối sẽ gây thiếu niệu hoặc vô niệu. (do 90% nephron đã bị tổn thương)


5. Điều trị
Không điều trị hết được

  • Mục tiêu của điều trị là hạn chế tiến triển và tránh các biến chứng.
  • Điều trị các yếu tố thúc đẩy.
  • Khi cần dùng thuốc phải lựa chọn những loại thuốc không gây độc cho thận. Và chú ý liều lượng thuốc.
  • Điều chỉnh các rối loạn điện giải.
  • Suy thận độ 4: chạy thận nhân tạo, thẩm phân, hoặc ghép thận.