Chuyển đến nội dung chính

Acemuc





Acemuc 200mg

Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg
Thành phần
Mỗi gói Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg có thành phần chính là Acetylcystein 200mg.

Chỉ định
Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch hô hấp như các bệnh lý về phế quản và xoang, nhất là trong các bệnh phế quản cấp tính: viêm phế quản cấp và giai đoạn cấp của bệnh phế quản-phổi mạn tính.

Chống chỉ định
Không dùng Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg trong trường hợp có Phenylceton niệu.
Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
Ho là yếu tố cơ bản để bảo vệ phế quản - phổi nên cần phải được tôn trọng.
Cần thận trọng ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Lúc có thai :
Các kết quả của các nghiên cứu thực hiện trên vật thí nghiệm cho thấy rõ Acetylcystein không gây quái thai. Tuy nhiên các dữ liệu này không cho phép suy rộng ra trên người. Cần thận trọng chỉ được sử dụng Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
Lúc nuôi con bú :
Tránh dùng Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg trong lúc cho con bú do vẫn chưa biết rõ Acetylcystein có bài tiết vào sữa mẹ hay không

Tương tác thuốc
Việc kết hợp thuốc điều hoà chất nhầy như Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg với thuốc chống ho và/hoặc làm khô sự tiết đàm (tác dụng giống atropin) là không hợp lý.

Tác dụng ngoại ý
Với liều cao, có thể thấy những hiện tượng rối loạn về tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy). Trong trường hợp này, cần giảm liều.

Liều lượng và cách dùng
Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg được dùng bằng đường uống, với liều trung bình như sau:
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi : 1 gói, 3 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi : 1 gói, 2 lần/ ngày.
Hòa tan thuốc trong nửa ly nước.

Trình bày
Mỗi hộp Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg gồm 30 gói.

Nguồn gốc sản phẩm
Thuốc ho long đờm ACEMUC 200mg được sản xuất tại công ty dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt