Chuyển đến nội dung chính

Đậu đen

 Đậu đen

Tên khoa học: Vigna Unguiculata Fabaceae
Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6mm.
Bộ phận dùng: Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Ðậu đen xanh lòng) - Semen Vignae Unguiculatae.

Nơi sống và thu hái: Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biflora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Ðậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Ðậu đen, có các loại Ðậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải. Có một số giống trồng sau đây:

1. Ðậu cả, Ðậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, có tễ đen, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam, dùng làm miến "Song thân".

2. Ðậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Ðậu đen.

3. Ðậu đỏ, Ðậu tía có cây thấp lùn, với hoa tím và hạt hình thận, màu đo đỏ, ít được trồng hơn.

Ðậu đen được trồng phổ biến như Ðậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.

Tính vị, tác dụng: Ðậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị phong nhiệt, (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20-40g hay hơn, luộc ăn, nấu chè hay đồ. Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu. Dùng trong Ðông y để chế thuốc như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thuỷ. Còn dùng chế Hàm đậu xị (Ðậu xị muối) và Ðạm đậu xị (Ðậu xị nhạt). Ðậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt, nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn thường trong mùa nóng.

Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu đã nêu lên một số phương thuốc trị bệnh bằng đậu đen:

- Chữa đau bụng dữ dội: Dùng đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.

- Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng Ðậu đen 200g ngâm rượu uống.

- Chữa liệt dương: Dùng Ðậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.

- Chữa sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng Ðậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng Ðậu đen đồ lên, chứa vào mật con bò đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.

- Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng Ðậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc Ðậu đen làm thang.

Đậu Đen hay Đỗ Đen là hạt phơi hay sấy khô của cây Đậu Đen (Vigna Unguiculata L.), Đậu Đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.
Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu.Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, đỗ đen được ví như là một nhóm thực phẩm chính giúp ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe như giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt.

Đặc biệt nước đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.

Thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày.

Theo như các tài liệu, chưa thấy ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên, bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dễ sinh bệnh.

Đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.

Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.

Nhiều người nuốt sống đỗ đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đỗ đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày…

Thực tế đã có nhiều người phải nhập viện vì nuốt đậu đen sống chữa bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng đỗ đen bằng cách này.

Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi.

Vì vậy chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc vì không tốt cho đường ruột.

Một số công dụng của đỗ đen

Giúp thanh lọc cơ thể

Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. Dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.

Giúp giải rượu, chữa nhức xương

Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu, giải rượu.

Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.

Chữa tiểu dắt, táo bón

Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập.

Uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm cơ thể mát lên giảm được việc táo bón, tiểu dắt.

Với công dụng chữa tay chân mỏi yếu, râu tóc trở nên bạc sớm chỉ cần lấy 50g đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong vòng 2-3 giờ. Có thể tán ở dạng bột rồi mỗi ngày uống 5g.

Chữa bệnh đau đầu, mất ngủ

Sao 3 phần đậu đen cho tới khi có khói rồi ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) rồi sau đó đem ra uống để chữa chứng đau đầu.

Đối với người bị mất ngủ, dùng đậu đen rang nóng rồi cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đậu đen khác.

Có tác dụng khử độc sulfates

Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể.

Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý.

Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất xơ

Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết.

Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đậu đen.

Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật - thành hần làm tăng cholesterol

Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo.

Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan.

Giàu chất chống oxy hóa

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Hoa Kỳ đầu tháng 3 vừa qua cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây…

Đặc biệt đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đậu đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ.

Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết

Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.

Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết.

Tại Hoa Kỳ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày.

Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.

Tăng cường sắt và măng-gan cho cơ thể

Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển.

Măng-gan, vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu măng-gan cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn bổ sung protein cho cơ thể

Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hứu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng.

Một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt