Chuyển đến nội dung chính

Hà thủ ô đỏ

 Hà thủ ô đỏ

Tên khoa học:  Fallopia multiflora Polygonaceae
Tên gọi khác: Hà thủ ô đỏ
Mô tả: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3  góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng nhiều cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn.

Mô tả dược liệu: Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần màu nâu đỏ, mô mềm. Vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp. Chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, cố sáp, tính hơi ấm

Quy kinh: Vào kinh can, thận

Thành phần hóa học: Chrysophanic acid, emodin, rhein, chrysophanic acid, anthrone, lecithin.

Công năng: Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.

Công dụng: Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da.

Uống lâu ngày chữa người già xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con; chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hồi hộp chóng mặt, ù tai hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón; điều kinh bổ huyết.

Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.

Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng. Hà thủ ô kỵ sắt.

Bảo quản: Để nơi khô râm.

Ghi chú: Phân biệt với Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các Lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.

Nguồn: http://duoclieuvietnam.com.vn/duoc-lieu/ha-thu-o

Câu hỏi:
Tại sao khi chế biến phải kết hợp phụ liệu chính là đậu đen?
Tại sao lại kỵ sắt?
Tại sao khi dùng phải kiêng ăn hành, tỏi, cải củ?
Tại sao chống chỉ định đối với người có huyết áp, đường huyết thấp?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 - ghi nhận của 1 trường hợp có tính riêng biệt

Sau đây là ghi nhận về phản ứng của cơ thể đối với 2 loại vaccine COVID-19 (Vero Cell, Moderna) và phản ứng của cơ thể đối với COVID-19 khi mắc phải. Và lưu ý đây là ghi nhận chỉ ở 1 trường hợp cá biệt, không phải là ghi nhận trên nhiều đối tượng khác nhau. Nên kết quả ghi nhận chỉ có giá trị tham khảo. Đối tượng ghi nhận: nam, 65kg, 37 tuổi, người Việt Nam Các mốc thời gian: 15/08/2021: Tiêm vaccine mũi #1, Vero Cell (Sinopharm) 06/09/2021: Tiêm vaccine mũi #2, Vero Cell (Sinopharm) 13/10/2021: dương tính 22/10/2021: âm tính 14/01/2022: Tiêm vaccine mũi #3, Moderna (ModernaTX), mRNA Phản ứng của cơ thể: Tiêm mũi 1: Khi tiêm vai trái không thấy phản ứng tại vị trí tiêm, trong 24h sau đó cũng không ghi nhận thấy các phản ứng của cơ thể với vaccine: nhiệt độ cơ thể không tăng cao, không đau nhức cơ,… Có thể giống không tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược (!?) Tiêm mũi 2: phản ứng cơ thể giống lần đầu. Dương tính: Sốt liên tục 39-40 độ, nhức đầu, ảo giác. Phải uống giảm đau hạ sốt paracetamol