Chuyển đến nội dung chính

3 đứa ăn hại nhưng dễ thương nhất nhà

Bé Gấu kêu gào dụ trai chắc cũng một tuần rồi mới bắt được một anh đen thui cụp đuôi, trong khi chủ thì cứ đau đầu chả hiểu bé Gấu bị gì mà suốt ngày đứng lăn lộn trước cửa nhà, rồi còn đi đứng với cái tướng khó coi cực kỳ.
Nhìn cái bụng bự lên của bé Gấu chủ lại nghĩ là ăn cái gì đây mà để bị sình bụng. Hết rờ bụng, xoa bụng cuối cùng mới vỡ ra là có bầu rồi ( 6 vú hồng hồng nổi rõ lên).

Mang bầu được cỡ 3 tháng thì đến mùng 5 tết âm lịch (23/2/2015), mẹ Gấu chuyển dạ, đến tối thì sinh 3 đứa nhóc. Chắc chờ chủ về mới chịu chui ổ. Tội nghiệp nhất là lúc thấy bé Gấu xiêu xiêu lảo đảo chạy ra kêu báo với chủ là hoàn thành nhiệm vụ rồi.

Hồi đó giờ cứ nghe nói mèo con mới sinh ra cỡ tầm ngón tay cái, đến khi chạy vào dòm thì thấy bự gấp 3 lần tưởng tượng và nghe đồn.
  • 1 đứa đen thui, đuôi thẳng tưng.
  • 1 đứa y như con sóc chuột, đuôi cũng thẳng.
  • 1 đứa gần giống mẹ (xấu hơn mẹ), nhưng đuôi lại cụp y như cha của nó.
Được cỡ 1 tuần là mở mắt thao láo cả đám. Cứ mỗi lần xúm lại bú mẹ là lại thấy tội mẹ Gấu, mẹ đau cứ gồng mình lên cho con bú, móng chân xòe ra rồi bấu lại. Nhìn mà thương.

Đẻ lứa đầu mà thấy Gấu chăm con cũng kỹ lắm, cứ nghe tụi nó nheo nheo là lật đật chạy vào hộp giấy dòm chừng, rồi quơ tay gom lại, liếm láp cho sạch từng đứa. Đọc thấy là lúc này mèo con chưa tự đi vệ sinh được mà mèo mẹ phải liếm để kích thích bé đi vệ sinh, mèo mẹ liếm sạch. Ai nói mèo đẻ dơ bẩn gớm, nhưng mà Gấu đẻ và chăm con thì thấy sạch lắm, mùi hôi và chất dơ là không thấy xíu nào.

Được gần 1 tháng (qua tuần 4) là thấy mấy bé bắt đầu lao nhao đòi chui khỏi ổ rồi đó. Mẹ Gấu thấy bất an hay sao đó nên chụp cổ tha mấy đứa nhét tuốt vào cái thau dưới gầm giường. Chủ bực mình lôi ra nhét vào ổ lại, mẹ Gấu lại chạy ra tha vô lại tiếp, lỳ vô cùng vô tận.
Cất giấu làm sao mà bà dì chó Meo phát hiện ra, chụp đầu nhóc Mun ra xách đem đi chơi. Còn hý hửng đem ra khoe với chủ nữa chớ. Chủ hểt hồn hết vía đòi lại, may mà cũng không bị gì, chỉ bị hết hồn xíu thôi.

Àh. Tên cũng đặt rồi:
  • Con nhỏ đen thui đặt là Mun.
  • Đứa như sóc chuột thì định đặt là Sóc chuột, nhưng rút lại đặt là Chuột.
  • Còn con nhỏ gần giống mẹ thì đặt tên như đặc điểm màu lông, gọi là Mướp.
Qua đến tuần 5, chủ vạch lông kiểm tra thì thấy có bọ chét bò trên mấy đứa nhỏ. Không biết ở đâu mà ra, 2 đứa mẹ nó với dì của nó đâu có con bọ chét nào đâu. Lật đật lôi hết mấy đứa ra nhét vào cái rổ nhựa cho thoáng và sạch.

Được ra chỗ rộng rãi, tụi nhỏ bắt đầu đi lung tung chơi. Mẹ Gấu mà dòm thấy đứa nào đi xa 1 chút là chụp cổ quăng về rổ lại. Tha đứa này xong quay lại dòm thấy đứa kia chạy đi mất tiêu.

Thấy mấy đứa nó bú dữ quá, chủ xót mẹ Gấu nên pha sữa cho tập uống. Tìm đọc thì thấy bao tử mèo không tiêu hóa được lactose, nên phải kiếm sữa em bé pha cho uống. Pha xong thấy mỗi mẹ Gấu và bé Mướp là uống, còn mấy đứa còn lại không tập được. Thì thôi không ép, để 1 đứa uống dặm sữa bột với 2 đứa bú sữa mẹ xem đứa nào mau lớn, khỏe mạnh hơn.

Xem Mướp uống sữa trong dĩa mà cười nôn ruột. Cứ liếm là cái mũi dính xuống sữa, là bị sặc. Vậy là cứ liếm 1 cái là chị Mướp khịt 1 cái rõ to. Vừa buồn cười vừa lo không biết có sao không.

27/3: Mấy hôm nay trời nóng đổ lửa, trưa về là thấy 3 đứa nhỏ chui vào góc kẹt nằm chồng chất lên nhau cho mát. Mẹ Gấu với dì Gái nằm vặt vẹo kế bên.
Lúc ngủ yên bình là vậy còn lúc tỉnh dậy là cứ lăng xăng giỡn với nhau. Cắn miệng, cắn chân, cắn bụng, lật qua lật lại. 2 đứa chán thì đứa thứ 3 nhào vô, cứ vậy mà làm tới.
Mấy hôm nay thấy cũng đã biết quấn theo chủ rồi, đi trong nhà mà gặp là cứ lẽo đẽo, quấn theo chân.
Bú giờ chắc không đủ rồi, thấy cứ léo nhéo với mẹ Gấu suốt. Mẹ Gấu mà đói bụng, không sữa là cứ kêu gào lên thảm thiết khi thấy chủ.
Cũng tội, vừa ăn được xíu là lại chạy về gom tụi nhỏ lại cho bú. Mọi hôm cơm cá là mẹ Gấu ăn sạch, mấy bữa nay lại chê, suốt ngày chỉ đòi mỗi đồ ăn khô. Khổ, chả hiếu cái thứ đó có gì ngon mà đứa nào nghe mở bịch loạt xoạt là cứ nheo nheo lên cả đám.
Chưa biết có cho tụi nhỏ ăn được gì chưa.
Chiều tối đi về ghé ngang chỗ thú y, hỏi khi nào thì cho mèo con ăn được. Nghe trả lời xong, đại loại là "khi nào tụi nó ăn được thì cho ăn", thấy hỏi xong mà trả lời vậy nghe trớt quớt. Giận. Bỏ về luôn.

Bữa thấy Mướp lôi cái xương cá ra, cạp cạp mấy miếng thịt còn dính trên đó. Mà thấy không được bao nhiêu nên cũng chưa dám cho tụi nhỏ ăn gì. Nghĩ chắc sẽ cho tụi nhỏ ăn cháo xem sao.

Đi ngủ thôi...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt