Chuyển đến nội dung chính

Bệnh lỵ trực khuẩn - Lỵ amip

1. Đại cương
  • Lỵ là bệnh viêm cấp tính chủ yếu do Shigella và amip gây ra. Đây là 1 bệnh tiêu chảy nguy hiểm, có thể xảy ra các vụ dịch lớn. Biểu hiện: viêm đại tràng co thắt, tiết nhầy và chảy máu
  • Tỷ lệ tử vong còn cao, có nơi lên đến 15%.
2. Dịch tễ học
2.1. Phương thức lây truyền

  • Lây qua đường tiêu hóa: 10 - 100 vi khuẩn là đủ gây bệnh ở người lón.
  • Lây truyền trực tiếp.
  • Lây gián tiếp qua thức ăn nước uống.
  • Ruồi đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền bệnh.

2.2. Nguồn bệnh

  • Người đang bệnh, người đang thời kỳ hồi phục, người lành mạnh mang trùng.
  • Nếu không điều trị, người bệnh có thể thải vi khuẩn kéo dài từ 7 - 12 ngày.
  • Những trường hợp mạn tính, trẻ suy dinh dưỡng thì thời gian thải khuẩn có thể kéo dài hơn 1 năm.

3. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm phân: cần cấy phân 3 ngày liên tục, kết quả (+) đạt được trong 24h sau khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ cao nhất là trong 3 ngày đầu của bệnh và kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh.
  • Soi trực tràng: hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc trực tràng với những ổ loét cạn có xuất huyết.

4. Lâm sàng
4.1. Triệu chứng chung (Hội chứng lỵ)

  • Đau bụng từng cơn.
  • Mót rặn nhiều.
  • Tiêu phân nhày máu.

4.2 Triệu chứng khác nhau

  • Lỵ trực trùng: 1. Hội chứng nhiễm trùng, 2. Đau bụng, mót rặn nhiều, 3. Phân có nhiều máu, nhầy, lượng phân ít, 4. Hay phát thành dịch, 5. Ít khi mạn tính và biến chứng.
  • Lỵ amip: 1. Thường không sốt, 2. Đau bụng, mót rặn ít, 3. Phân có nước lẫn máu với nhày, lượng phân nhiều, 4. Ít khi thành dịch, 5. Di chứng mạn tính hoặc biến chứng thành trĩ, sa trực tràng, abscess gan (chui theo đường mật, chết ở đó, gây tắc nghẽn).


5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc chung

  • Bồi hoàn nước và điện giải.
  • Không dùng thuốc giảm nhu động, giảm đau.
  • Khi bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể dùng diazepam.
  • Hạ nhiệt khi sốt cao, kèm theo thuốc an thần phòng co giật.
  • Bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng khi bị tiêu chảy.

5.2. Điều trị lỵ trực trùng

  • Dùng kháng sinh hấp thu được qua niêm mạc ruột như Bactrim, Ampicillin.
  • Thời gian điều trị kháng sinh là 5 ngày.

5.3. Điều trị lỵ amip

  • Emetin: tiêm bắp /7 ngày. Phối hợp VitB1 và Strichmin.
  • Metronidazole: uống trong bữa ăn /7 ngày.
  • Lỵ mạn: Stovacson, Cacbason, Direxiode.

6. Phòng bệnh
6.1. Giáo dục y tế

  • Cách lây truyền.
  • Cách phòng chống sự lây truyển.
  • An toàn thực phẩm: uống nước sạch, thải phân an toàn.

6.2. Phòng chống sự lây lan tại các cơ sở y tế

  • Cung cấp đầy đủ nước và xà phòng để rửa tay.
  • Rửa tay theo quy trình khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Vệ sinh: giường, grap, phòng vệ sinh buồng bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 - ghi nhận của 1 trường hợp có tính riêng biệt

Sau đây là ghi nhận về phản ứng của cơ thể đối với 2 loại vaccine COVID-19 (Vero Cell, Moderna) và phản ứng của cơ thể đối với COVID-19 khi mắc phải. Và lưu ý đây là ghi nhận chỉ ở 1 trường hợp cá biệt, không phải là ghi nhận trên nhiều đối tượng khác nhau. Nên kết quả ghi nhận chỉ có giá trị tham khảo. Đối tượng ghi nhận: nam, 65kg, 37 tuổi, người Việt Nam Các mốc thời gian: 15/08/2021: Tiêm vaccine mũi #1, Vero Cell (Sinopharm) 06/09/2021: Tiêm vaccine mũi #2, Vero Cell (Sinopharm) 13/10/2021: dương tính 22/10/2021: âm tính 14/01/2022: Tiêm vaccine mũi #3, Moderna (ModernaTX), mRNA Phản ứng của cơ thể: Tiêm mũi 1: Khi tiêm vai trái không thấy phản ứng tại vị trí tiêm, trong 24h sau đó cũng không ghi nhận thấy các phản ứng của cơ thể với vaccine: nhiệt độ cơ thể không tăng cao, không đau nhức cơ,… Có thể giống không tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược (!?) Tiêm mũi 2: phản ứng cơ thể giống lần đầu. Dương tính: Sốt liên tục 39-40 độ, nhức đầu, ảo giác. Phải uống giảm đau hạ sốt paracetamol