Chuyển đến nội dung chính

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu:

1. Muối vô cơ
2. Acid hữu cơ
3. Carbohydrate (Glucid)
4. Glycosid
5. Nhựa
6. Lipid (chất béo)

1. Muối vô cơ
Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây.
Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat...
Tác dụng: Muối tham gia điều hòa:
Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật.
Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật.

2. Acid hữu cơ
Acid hữu cơ:
Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl.
Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon)
Tồn tại dưới 3 dạng:
Tự do: vị chua, tập trung ở quả
Muối: giảm hoặc mất vị chua
Ester: làm cho quả chính có mùi thơm

Tác dụng:
Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm
Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm.
Acid quisqualic: diệt giun sán.

3. Carbohydrate (Glucid)

Monosaccharide (đường đơn)
Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm:
Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt đặc trưng bao gồm những chất ví dụ như
Glucoza: hay còn gọi đường nho
Fructoza: còn gọi đường trái cây hay đường hoa quả
Đường đôi, hay disaccarit, có vị ngọt đặc trưng bao gồm những chất ví dụ như:
Saccaroza, hay còn gọi đường, đường kính, đường cát, đường phèn, đường ăn...
Maltoza, hay còn gọi đường mạch nha
Lactoza: hay còn gọi đường sữa
Trisaccarit
Oligosaccarit
Đường đa hay polisaccarit, bao gồm những polyme như tinh bột, cellulose...


Tinh bột
Là sản phẩm quang hợp của cây xanh.
Có trong:
2-70%: Rễ, củ, quả, hạt, thân
1-2%: Lá
Tác dụng:
Lương thực, rượu
Làm tá dược: viên nén.
Nguyên liệu để sản xuất đường Glucose, cồn etylic...
Dược liệu chứa tinh bột:
Ý dĩ (bo bo) - Coix lachryma-jobi Poaceae, dược liệu là hạt
Củ mài - Dioscorea perimilis Dioscoredacea, dược liệu là rễ (hoài sơn)
Sắn dây - Pueraria thomsonii Fabaceae, dược liệu là rễ củ (cát căn)

Cellulose
Là thành phần chính của tế bào thực vật.
Cellulose giống tinh bột (cũng là đường đa)
Tác dụng:
Phân tán trong nước cho 1 gel ổn định.
Dùng trong bào chế: tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn. Đây là 1 loại tá dược đa năng.
Bào chế nhũ tương, hỗn dịch.
Acetophtalat cellulose không tan trong môi trường acid, được dùng bao phim viên tan trong ruột.

Gôm
Làm chất nhũ hóa, tá dược dính (gôm Arabic, gôm Adragant)

Chất nhầy
Làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, làm môi trường cấy vi sinh: thạch agar-agar.

Pectin
Dùng làm thuốc cầm máu đường ruột, trị tiêu chảy, làm chất nhũ hóa

Dược liệu chứa chất nhầy, pectin:
Mã đề - Plantago major Plantaginaceae, dược liệu là hạt và lá.
Thiên môn - Asparagus cochinchinensis Asparagaceae
Mạch môn - Ophiopogon japonicus Asparagaceae
Sâm bố chính - Hibiscus sagitifolius Malvaceae
Cùi bưởi - Citrus grandis Rutaceae


4. Glycosid
Glycosid tim
Saponin
Antraglycosid (hay Anthranoid)
Flavonoid
Courmarin
Tanin
Alkaloid
Tinh dầu

Glycosid tim
Có tác dụng đặc biệt lên tim
Ở liều điều trị có tác dụng (3R):
Mạnh tim
Chậm tim
Điều hòa nhịp tim
Quá liều:
Gây nôn, chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy
Yếu các cơ quan, loạn nhịp tim, cuối cùng làm ngừng tim
Dược liệu:
Trúc đào
Sừng dê hoa vàng
Thông thiên
Dương địa hoàng tía

Saponin
Tính chất:
Tính tạo bọt
Tính phá huyết
Tính tạo phức với cholesterol
Tính độc với cá và một số động vật máu lạnh.
Saponin chia làm 2 loại:
Saponin triterpen: nhân cơ bản có 30 C
Saponin steroid: nhân cơ bản có 27 C
Tác dụng:
Long đờm, chữa ho: viễn chí, cam thảo, cát cánh
Lợi tiểu: râu mèo, rau má, thiên môn
Bổ dưỡng: nhân sâm, tam thất, ngũ gia bì
Khám viêm trong khớp chống loét: cam thảo, ngưu tất
Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus: cam thảo, rau má
Diệt côn trùng, một số loài nhuyễn thể
Tăng tính thẩm của tế bào, do đó tăng sự hòa tan và hấp thu hoạt chất khác: digionin
Thuốc cầm máu Đông y: tam thất
Làm thuốc thử định lượng cholesterol: dương địa hoàng.
Dược liệu chứa saponin: cam thảo, nhân sâm, tam thất, bồ kết, ngưu tất

Anthraglycosid (hay Antranoid)
Antraglycosid = aglycon + đường. Có khung cơ bản là 9, 10 anthracendion (thuộc nhóm hydroquinon)
Chia làm 3 nhóm:
Nhóm phẩm nhuộm: thường có màu đỏ (đỏ cam đến tía). VD: acid carminic (có màu đỏ, dùng làm tá dược màu trong bào chế, nhuộm vi phẫu)
Nhóm nhuận tẩy: thường có màu vàng. VD: chrysophanol, aloe emodin, rhein: đại hoàng, chút chít, thảo quyết minh.
Nhóm dimer
Tác dụng:
Nhuận trường tẩy xổ (có tác dụng chậm, sau 10h mới có tác dụng)
Liều nhỏ: giúp tiêu hóa dễ dàng.
Liều trung bình: giúp nhuận tràng.
Liều cao: tẩy xổ.
Thông mật
Kháng nấm, trị lang ben, hắc lào
Chống ung thư: đại hoàng
Làm phẩm nhuộm: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm

Lưu ý khi sử dụng nhóm nhuận tẩy:
Dược liệu thu hái sau 1 năm mới sử dụng.
Thuốc có tác dụng chậm sau 10h.
Có tác dụng lên cơ trơn bàng quang và tử cung. Nên không sử dụng cho người bị viêm bàng quang, tử cung hoặc phụ nữ có thai.
Thuốc qua được sữa nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc đào thải qua nước tiểu có màu hồng.

Dược liệu: muồng trâu, thảo quyết minh, đại hoàng, nhàu, lô hội, hà thủ ô đỏ, phan tả diệp, ba kích.

Flavonoid
Flavonoid = aglycon + đường. Có nhân cơ bản là diphenyl propan C6-C3-C6
Tác dụng:
Dẫn dụ côn trùng giúp cho sự thụ phấn
Tăng tuần hoàn não
Tác dụng kiểu vitamin P (bền và bảo vệ thành mạch máu)
Bảo vệ gan, lợi mật. Cơ chế: giảm acid mật > lợi mật > bảo vệ gan.
Chống loét
Chống dị ứng
Lợi tiểu
Chống oxy hóa
Kháng khuẩn
Diệt ấu trùng muỗi
Kháng tế bào ung thư

Dược liệu: hoa hòe, kim ngân, cỏ mực, sài đất, artiso, ích mẫu, tô mộc

Courmarin
Courmarin ít tồn tại trong tự nhiên ở dạng glycosid
Tác dụng:
Chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành. Đây là tác dụng quan trọng nhất của courmarin.
Chống đông máu.
Tạo dụng làm bền và bảo vệ thành mạch máu như vitamin P
Trị bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến.
Khám viêm, kháng khuẩn, kháng HIV. VD: calophylloid có trong cây mù u.

Tanin
Tanin là:
Hợp chất polyphenol phức tạp.
Có nguồn gốc thực vật.
Vị chát.
Có tính thuộc da.
Tác dụng:
Làm thuốc săn da và niêm mạc
Cầm máu (đắp lên vết thương)
Uống điều trị tiêu chảy, viêm ruột.
Kháng khuẩn, trị loét (miệng, họng, da)
Trị ngộ độc alkaloid hoặc kim loại nặng.
Chú ý:
Liều cao gây xót ruột và táo bón.
Không dùng cho trẻ em.
Dược liệu: ngũ bội tử, măng cụt, ổi, trà.

Alkaloid
Alkaloid là:
Hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng.
Có phản ứng kiểm
Thường gặp trong thực vật, đôi khi gặp trong động vật.
Có dược lực tính mạnh.
Nhiều chất rất độc
Tác dụng ( khác nhau tùy loại alkaloid):
Tác dụng lên hệ thần kinh
Thần kinh trung ương:
Ức chế: morphin, codein, scopolamine.
Kích thích: strychnine, cafein.
Thần kinh giao cảm:
Kích thích: ephedrine.
Ức chế: ergotamine, yohimbin.
Thần kinh phó giao cảm:
Kích thích: pilocarpin.
Ức chế: atropine, hyoscyamin.
Gây tê tại chỗ: cocain.
Giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin
Hạ huyết áp: reserpin, serpentin.
Chống ung thư: taxol, vincristin, vinblastin
Diệt ký sinh trùng: quinin

Dược liệu: canhkina, cà độc dược, sen, thuốc phiện, dừa cạn, ma hoàng, lựu, cau, thuốc lá, bình vôi, vàng đắng, vông nem, mã tiền, ba gạc, mức hoa trắng


Tinh dầu
Tinh dầu là:
Hỗn hợp nhiều thành phần
Có mùi thơm
Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Bay hơi ở nhiệt độ thường.
Điều chế bằng phương pháp cắt kéo hơi nước.
Tác dụng:
Trên tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật. VD: sa nhân, quế
Kháng, diệt khuẩn: bạch đàn, bạc hà
Kích thích thần kinh trung ương: hồi
Diệt ký sinh trùng: tinh dầu giun, artemisinin
Chống viêm, làm lành vết thương: alpha terpineol trong tinh dầu tràm.
Dược liệu: bạc hà, quế, long não, hương nhu, hồi, sả, tràm, gừng.


5. Nhựa
Nhựa là:
Hỗn hợp nhiều chất tạo thành do sự oxy hóa và trùng hợp hóa các terpenic trong cây.
Là chất rắn vô định hình, trong hay trắng đục.
Cừng hay đặc ở nhiệt độ thường, mềm khi đun nóng.
Không tan trong nước.
Tan trong alcol và các dung môi hữu cơ.
Không điều chế bằng phương pháp cắt kéo hơi nước.
Tác dụng:
Nhuận tràng, tẩy xổ: nhựa lô hội.
Sát khuẩn đường hô hấp, chữa ho, long đờm: nhựa thông, nhựa cánh kiến trắng.
Kháng sinh, kháng viêm, gây nôn: nhựa mù u.
Dược liệu: bìm bìm, lô hội, cánh kiến trắng, mù u.

6. Lipid (chất béo)
Tác dụng:
Thức ăn giàu năng lượng.
Y học: bảo vệ da và niêm mạc, hạn chế sự thoát hơi nước của da, làm mềm da, mau lên da non, giảm kích ứng trong bệnh vẩy nến, eczema
Một số chất béo hòa tan các vitamin thiên nhiên cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E
Làm dung môi cho 1 số loại thuốc tiêm, làm tá dược trong điều chế thuốc mỡ, thuốc đạn, viên nén, cao dán
Một số có tác dụng riêng biệt như dầu đại phong tử trị lao, dầu thầu dầu làm thuốc nhuận tràng tẩy xổ.
Dược liệu: thầu dầu, mù u, gấc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki