1. Đại cương
2.1. Nguyên nhân
2.2. Yếu tố thuận lợi
3. Phân loại
4. Lâm sàng
5. Cận lâm sàng
6. Biến chứng
7. Điều trị
7.1. Hồi sức nội khoa
7.2. Can thiệp ngoại khoa: phẫu thuật lấy sỏi, nhưng bệnh hay tái phát
- Sỏi mật là do mật bị cô đặc lại thành cục ở đường dẫn mật. Số lượng có thể ít ( 1 - 2 sỏi) hoặc có thể nhiều ( hàng trăm sỏi), có khi chỉ là sỏi bùn.
- Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau: trong gan, ống túi mật, túi mật, ống mật chủ.
- Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam 3 - 4 lần.
2.1. Nguyên nhân
- Nhiễm ký sinh trùng.
- Nhiễm trùng đường mật (E.Coli)
- Ứ đọng mật.
2.2. Yếu tố thuận lợi
- Nữ > nam.
- 40 - 60 tuổi.
- Đời sống kinh tế thấp.
- Vệ sinh kém.
3. Phân loại
- Sỏi nguyên phát và sỏi thứ phát.
- Sỏi sắc tố mật và sỏi cholesterol.
4. Lâm sàng
- Tam chứng Charcot:
- Cơn đau quặn mật: đau đột ngột, dữ dội ở hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc bả vai, có khi lan ra sau lưng, vã mồ hôi làm bệnh nhân kêu la, cơn đau kéo dài khoảng 1 vài giờ và đặc biệt tăng lên sau bữa ăn có nhiều mỡ.
- Sốt lạnh run: xuất hiện sau 1 - 2 ngày, sốt nóng kèm rét run, có khi sốt dao động kéo dài, đau và sốt thường đi đôi với nhau (đau nhiều thì sốt nhiều)
- Vàng da vàng mắt: xuất hiện sau sốt 1 -2 ngày, vàng da tăng dần, nước tiểu sậm màu.
- Dấu hiệu tắc mật: ngứa, phân bạc màu, tiểu vàng sậm, túi mật căng to.
- Khám bụng: gan to, ấn đau hạ sường phải và đề kháng.
Các giai đoạn viêm túi mật:
- Giai đoạn 1 (Bán tắc nghẽn): đau thượng vị, nôn
- Giai đoạn 2 (Tắc nghẽn): đau HSP, đề kháng.
- Giai đoạn 3 (Viêm túi mật): sốt cao, phản ứng thành bụng.
- Giai đoạn 4 (Thủng túi mật): sau 48 - 72 giờ sẽ gây viêm phúc mạc.
5. Cận lâm sàng
- Sinh hóa: bilirubin, men gan, amylase tăng.
- Siêu âm: dãn đường mật, sỏi.
- CT scan bụng: tiêu chuẩn vàng.
- Khác: công thức máu, chức năng thận, nước tiểu - phân, ERCP (nội soi ngược dòng), chụp ảnh đường mật qua da
6. Biến chứng
- Nhiễm trùng đường mật: viêm, mủ, áp xe.
- Viêm phúc mạc mật và thấm mật phúc mạc.
- Nhiễm trùng huyết, sock nhiễm trùng.
- Viêm tụy cấp.
- Rối loạn đông máu, chảy máu đường mật.
- Suy thận cấp, hội chứng gan thận.
- Xơ gan do ứ mật.
7. Điều trị
7.1. Hồi sức nội khoa
- Hồi sức chống sock nhiễm trùng.
- Điều trị biến chứng: đông máu, viêm tụy cấp, suy thận cấp,...
7.2. Can thiệp ngoại khoa: phẫu thuật lấy sỏi, nhưng bệnh hay tái phát
- Yêu cầu: lấy hết sỏi và tái lập lưu thông đường mật.
- Chỉ định mổ cấp cứu: khi có biến chứng.
- Việc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật phụ thuộc:
- Tình trạng chung của bệnh nhân.
- Tình trạng bệnh lý của sỏi và thương tổn của hệ thống gan mật.
- Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của phẫu thuật viên và gây mê hồi sức.
Nhận xét
Đăng nhận xét