Chuyển đến nội dung chính

Xơ gan

1. Đại cương
  • Xơ gan được xem là một quá trình lan toả với xơ hóa, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan, dẫn đến sự hình thành các nhân tố có cấu trúc không bình thường (hay gọi là nhân xơ).
  • Nguyên nhân: viêm gan virus B và C thường gặp nhất, xơ gan do rượu, viêm gan tự nhiễm, xơ gan ứ mật, xơ gan do nhiễm độc hay hóa chất, xơ gan do rối loạn chuyển hóa, xơ gan do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan.
2. Lâm sàng
  • Xơ gan cò bù: triệu chứng nghèo nàn.
  • Xơ gan mất bù: biểu hiện bằng 2 hội chứng
    • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch của (tuần hoàn bàng hệ, lách to, trĩ, dãn tĩnh mạch thực quản)
    • Hội chứng suy tế bào gan (vàng da, dấu sao mạch, lòng bàn tay son, phù, báng bụng)

3. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: thiếu máu, tiểu cầu giảm
  • Xét nghiệm chức năng gan: suy giảm rõ rệt, albumin máu giảm, bilirubin máu tăng, 2 men gan SGOT, SGPT tăng rõ nhất trong đợt tiến triển của xơ gan, NH3 máu động mạch tăng, thời gian prothrombin kéo dài (rối loạn đông máu).
  • Siêu âm: gan thô, dịch ổ bụng.
  • Nội soi thực quản: dãn tĩnh mạch thực quản.
  • Sinh thiết gan.

4. Biến chứng

  • Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
  • Ung thư gan.
  • Nhiễm trùng dịch báng.
  • Hôn mê gan.

5. Nguyên tắc điều trị
* Xơ gan không hồi phục được. Giải pháp duy nhất là ghép gan, nhưng cũng chỉ sống được vài năm do có phản ứng thải loại.

  • Tránh làm tổn thương gan.
  • Điều trị nguyên nhân.
  • Điều trị hỗ trợ.
  • Điều trị biến chứng.
  • Ghép gan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt