Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2021

Điều trị hỗ trợ bệnh viêm loét miệng

 Bệnh viêm loét miệng hay các tên gọi khác như lở miệng, nhiệt miệng, mặt trăng mặt trời... Ngoài điều trị dùng thuốc còn kết hợp các biện pháp điều trị hỗ trợ sau: - Bổ sung vitamin B12, vitamin PP, kẽm. - Dùng bàn chải đánh răng mềm, chỉ nha khoa và chải nướu đầu mềm để vệ sinh răng miệng. - Tránh các loại thức ăn kích thích tại chỗ như: các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, caffeine.

Hà thủ ô đỏ

 Hà thủ ô đỏ Tên khoa học:   Fallopia multiflora Polygonaceae Tên gọi khác: Hà thủ ô đỏ Mô tả: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3  góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên. Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng nhiều cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Đ

Đậu đen

 Đậu đen Tên khoa học:  Vigna Unguiculata Fabaceae Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6mm. Bộ phận dùng: Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Ðậu đen xanh lòng) - Semen Vignae Unguiculatae. Nơi sống và thu hái: Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biflora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Ðậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Ðậu đen, có các loại Ðậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải. Có một số giống trồng sau đây: 1. Ðậu cả, Ðậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, có tễ đen, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam, dùng làm miến "Song thân

Cỏ ngọt

 Cỏ ngọt Tên khoa học:  Stevia rebaudiana Asteraceae Tên gọi khác: Cúc ngọt Nguồn gốc: Châu Mỹ Thành phần: Lá chứa (% chất khô) 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate,  15% Stevioside  và khoảng 42% chất hòa tan trong nước. Công dụng: - Hiện nay được sử dụng như chất tạo vị ngọt thay thế đường trong chế độ ăn kiêng đường. - Trong Đông Y, cỏ ngọt được sử dụng trong bài thuốc điều trị đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Lịch sử Người Ấn Độ đã sử dụng trong nhiều thế kỷ loài Stevia rebaudiana để làm chất tạo ngọt và thuốc. Năm 1931, nhà hóa học người Pháp đã phân lập một  Glycoside  có hương vị ngọt ngào từ lá của cây này. Chúng được gọi là  Stevioside  và cô lập như chất aglycone tạo ngọt. Vị ngọt của Stevioside được ước tính vào khoảng 300 lần mạnh hơn mía 4. Kể từ khi các phân tử khác dựa trên chất ngọt ít hơn được phân lập cùng aglycone, chúng có độ ngọt khác nhau từ 30-450 như các rebaudioside (AF), rubusoside, steviolbioside và dulcoside. Stevioside

Linh chi

 Linh chi Tên khoa học:  Ganoderma lucidum Ganodermataceae Tên gọi khác: Nấm linh chi, Nấm trường thọ, Đoản thảo Thành phần: Lignin, Glucid, Hợp chất chứa nito, steroid, acid admin, nguyên tố vi lượng Công dụng: Bổ khí huyết, an thần Điều hòa miễn dịch Chữa bệnh: Suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ Huyết áp tăng, tăng cholesterol máu, xơ vữa mạch máu Viêm gan, dị ứng Tiêu hóa kém, tiểu đường.

Atisô

 Atisô Tên khoa học:  Cynara scolymus Asteraceae Tên gọi khác: Actisô, Actiso, Artichoke Thành phần: Cynarin  (vị rất đắng) (diester cafeic của acid quinic), các chất phân hủy của Cynarin như  acid cafeic, acid clorogenic, neoclorogenic . Flavonoid: luteolin (Scolymosid, cyanosid, cynarotriosid) Pectin, Acid malic, Sterol, Alcol triterpenic, Sapogenin) Muối hữu cơ của kinh loại (nhiều nhất là muối Kali) Tanin Công dụng: Tác dụng chính là từ  Cynarin  (flavonoid chỉ có tác dụng phụ): Phục hồi tế bào gan, làm tăng chức năng chống độc của gan, phòng ngữa xơ vữa động mạch, làm hạ cholesterol, giảm lipid máu, bảo vệ gan, thông tiểu tiện.

Các nhóm chất có trong dược liệu

 Các nhóm chất có trong dược liệu: 1. Muối vô cơ 2. Acid hữu cơ 3. Carbohydrate (Glucid) 4. Glycosid 5. Nhựa 6. Lipid (chất béo) 1. Muối vô cơ Muối: dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây. Muối Kali, Natri… clorid, sulfat, carbonat, phosphat... Tác dụng: Muối tham gia điều hòa: Áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật. Áp suất thẩm thấu trong cơ thể động vật. 2. Acid hữu cơ Acid hữu cơ: Là hợp chất có chứa nhóm Carboxyl. Có công thức chung là R-COOH (trong đó R là gốc Hydrocarbon) Tồn tại dưới 3 dạng: Tự do: vị chua, tập trung ở quả Muối: giảm hoặc mất vị chua Ester: làm cho quả chính có mùi thơm Tác dụng: Acid acetic, citric, tartric.. Dùng trong thực phẩm Chanh, cam, mơ, me, sơn tra: lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Acid benzonic, muối Natri benzoate: sát khuẩn, long đàm. Acid quisqualic: diệt giun sán. 3. Carbohydrate (Glucid) Monosaccharide (đường đơn) Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm: Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt