Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

Bệnh vi nấm

1. Đại cương Nấm da là bệnh thường gặp do vi nấm sợi tơ Ephidermophyton, Microsporum và Trichophyton gây ra, chúng tấn công vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở người. Bệnh lây người qua người (Trichophyton Rubrum, Trichophyton Interdigitale), lây từ súc vật qua người (Microsporum canis), từ đất qua người ít gặp. Tuổi: trẻ em hay bị nấm da đầu, người trẻ hay bị viêm kẽ. Yếu tố thuận lợi: người bị suy giảm miễn dịch có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra còn có suy giảm hệ miễn dịch tại chỗ: bệnh nhân sử dụng corticoides thoa tại chỗ lâu ngày dễ bị nấm sợi tơ trên vùng bôi thuốc. 2. Dịch tễ học Sự lây bệnh do đi chân trần trên đất bị nhiễm vi nấm từ người khác, có thể lây bệnh do sống tập trung... Khí hậu nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan. Các loại nấm thường lây bệnh: Microsporum: Tóc(+), Lông (+), Móng (-), Da (+) Trichophyton: Tóc(+), Lông (+), Móng (+), Da (+) Ephidermophyton: Tóc(-), Lông (-), Móng (+), Da (+) 3. Các dạng nấm thường gặp 3.1. Nấm

Mày đay

1. Đại cương Mày đay là bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta khoảng 10 - 15%. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó tìm. Có mày đay cấp tính và mạn tính. Mày đay mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn, gặp ở nữ nhiều hơn nam gấp 2 lần. May đay mạn có tính xu hướng diễn biến lui bệnh, hay tái phát thường nặng hơn về đêm. Mày đay là phản ứng mạch máu trên da với cơ chế phức tạp xoay quanh chấ trung gian chủ yếu là Histamin. Do đó việc điều trị chủ yếu dùng kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân. 2. Cơ chế sinh bệnh Do vai trò của các chất hóa học có nguồn gốc tế bào hay huyết thanh can thiệp thường có cơ chế phức tạp, chủ yếu là histamine. Histamin đóng vai trò chủ yếu. Histamine có nguồn gốc từ thức ăn hay được sản xuất từ, tích lũy và giải phóng từ tế bào vón, bạch cầu đa nhân ưa kiềm và nhiều loại tế bào khác. Các chất trung gian gây dãn mạch và phù bao gồm: prostaglandin, Leucotrien C, D, E. Các chất này được tiết r

Bệnh chàm

1. Định nghĩa Chàm là 1 bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể xem chàm là 1 hội chứng thay vì 1 bệnh. 2. Lâm sàng Thương tổn là những dát hay mảng hồng ban giới hạn rõ hoặc không rõ, tiến triển qua 5 - 6 giai đoạn sau 2.1. Giai đoạn hồng ban Khởi đầu với 2 triệu chứng: ngứa và nổi hồng ban hơi phù nề. Trên nền hồng ban lấm tấm nhiều hạt nhỏ li ti mắt thường khó thấy được, sờ thấy nhám, các hạt này sẽ thành mụn nước ở giai đoạn sau. Có khi không có bóng nước chỉ có hồng ban và phù nề,sau đó lặn đi và tróc vẩy như cám. 2.2. Giai đoạn mụn nước Trên nền hồng ban sau vài giờ hay vài ngày xuất hiện những mụn nước nông chứa dịch trong. Mụn nước sẽ tụ lại thành bóng nước. 2.3. Giai đoạn đóng mài Mụn nước có thể khô tự nhiên và đóng mài, nhưng thường mụn nước vỡ ra, rỉ dịch vàng, khi dịch khô lại đóng thành mài. 2.4. Giai đoạn thượng bì láng nhẵn Thượng bì tái tạo mỏng như vỏ hành, giai đoạn này ít có, thường xày ra thoáng qua. 2.5. Giai đoạn tróc vảy Thượ

Cái ghẻ

1. Đại cương Là bệnh lây, phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 3,9% điều trị tại BV Da liễu TP.HCM. Thường gặp là trẻ em và phụ nữ. Do Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) gây ra. WHO: là bệnh lây qua đường tình dục. 2. Đặc điểm sinh học của cái ghẻ Con đực chết sau khi di giống. Con cái trưởng thành dài khoảng 200 micromet Sống bằng cách đào đường hầm dưới da (giữa lớp sừng và lớp hạt) Thời gian sống khoảng 30 ngày, để trứng sau vài giờ đào hầm. Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày. Thường hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 - 4 ngày. Lây chủ yếu người qua người. Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Thời gian ủ bệnh : trung bình 2 - 8 ngày. 3.2. Triệu chứng Triệu chứng cơ năng (phụ thuộc vào bệnh nhân khai, có thể đúng có thể sai) Ngứa nhiều về đêm. Ngứa vùng da non nhiều. Xung quanh có nhiều người bị ngứa. Mức độ ngứa tùy theo mỗi người. Triệu chứng thực thể (Khi khám trên bệnh nhân): 3 loại Có giá trị chẩn đoán: Xuất hiện ít 20

Mụn trứng cá

1. Đại cương Mụn là một thương tổn da do sự rối loạn chức năng của bộ lông bã (thường là di truyền) Sự tiết bã nhòn đọng lại lỗ chân lông, tạo ra mụn. 2. Dịch tễ học Bệnh rất phổ biến, thường gặp ở tuổi thanh niên và người lớn trẻ. Tuổi: nữ 10 - 17 tuổi, nam 14 - 19 tuổi, có thể khởi phát sau 25 tuổi. Một số trường hợp nhẹ, có thể khởi phát lúc mới sinh, nhưng thường biến mất sau vài ngày hoặc sau vài tuần. Nghề nghiệp: thường tiếp xúc với dầu, khoáng chất gây mụn. Thuốc: corticoid, thuốc ngừa thai. Những yếu tố khác: yếu tố nội tiết, stress, lo lắng, thức ăn (béo, ngọt) 3. Sinh bệnh học Gồm 3 yếu tố quan trọng: Rối loạn sừng hóa tuyến bã. Tăng tiết bã nhờn. Vi trùng: Corynebacterium Acne. 4. Lâm sàng Thường gặp ở tuổi dậy thì ( 90% trước 20 tuổi) do sự tăng androgen (hocmon sinh dục nam) Phát ban dạng sẩn, mụn mủ, nang, nốt sẹo. Vị trí: vùng tiết bã nhờn nhiều Mặt: nhiều nhất ở 2 bên má. Mũi, trán, cằm: ít bị hơn. Tai: nang ở dái tai. Ở người nam:

Nhiễm trùng da do vi trùng thường

1. Đại cương Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, thứ phát sau một bệnh da có sẵn. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương nông hay sâu, hay chỉ khu trú ở 1 bộ phận phụ thuộc của da như: nang lông, tuyến mồ hôi. Các nhiễm trùng da do vi trùng thường gọi là viêm da mủ. Bệnh viêm da mủ thường cao nhất màu hè, nơi có thời tiết nóng ẩm. Tác nhân gây bệnh: liên cầu khuẩn, 50% trường hợp kết hợp liên cầu và tụ cầu. 2. Bệnh nhiễm trùng ngoài nang lông 2.1. Chốc 2.1.1. Chốc lây Là bệnh da tự tiêm nhiễm, không miễn dịch, rất lây, thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. Thương tổn căn bản Mụn nước quầng viêm đỏ chung quanh. Mụn nước nhanh chóng thành mụn mủ, rồi bể và khô đi, đóng mài vàng mật ong với viền mủ đặc trưng. Thương tổn thường phân bố thành hình đa cung rất đặc trưng. Vị trí Bất kỳ vùng da nào, nhưng thường gặp ở vùng da hở. Có thể phối hợp với viêm nang lông, nhọt, viêm hạch ở vùng lân cận. Nguyên nhân: Tụ cầu vàng Staphylococus Aureus chiếm 60

Suy thận mạn

Một khi đã là suy thận mạn tính thì không thể điều trị hết được 1. Đại cương Là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng nephron. Suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của suy thận mạn, trên lâm sàng biểu hiện hội chứng urê huyết cao. Bệnh chỉ biểu hiện lâm sàng khi có khoản 90% nephron bị tổn thương . Khi  suy thận, chức năng lọc các chất độc ( ure, creatinine ) giảm dẫn đến ứ đọng lại trong máu gây triệu chứng. 2. Nguyên nhân Do các bệnh lý tại thận:  viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm bể thận, các dị tật bẩm sinh của thận,... Các bệnh lý khác: bệnh tiểu đường, cao huyết áp, gout, collagenose ,... Trong đó nguyên nhân do tiểu đường, cao huyết áp là thường gặp nhất hiện nay. 3. Lâm sàng Do ứ đọng chất ure nên lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng ure huyết cao. Tác động đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể: Tim mạch Tăng huyết áp Viêm cơ tim

Hội chứng thận hư

1. Đại cương Hội chứng thận hư ở trẻ em là một trong ba loại bệnh thận thường gặp nhất ở trẻ em, thường nguyên phát, đa số có sang thương tối thiểu, đa số đáp ứng corticoide, thường diễn tiến mạn tính với các đợt tái phát và thường tái phát thường xuyên, nhưng hiếm khi dẫn đến suy thận mạn. Hội chứng thận hư còn gọi là hư thận nhiễm mỡ do tổn thương cầu thận. Gồm: Phù. Tiểu đạm > 40mg/m2/giờ hay albumin/ creatinine > 2mg/mg. Albumin máu < 2,5g/dl, đạm máu H 5,5g/dl Lipid máu tăng. 2. Phân loại Hội chứng thận hư nguyên phát: gồm nhiều bệnh cảnh và sang thương giải phẫu khác nhau Sang thương tối thiểu. Sang thương sơ hóa cầu thận cục bộ từng phần. Nhóm sang thương tăng sinh trung mô. Sang thương bệnh cầu thận màng. Sang thương viêm cầu thận tăng sinh màng. Hội chứng thận hư thứ phát: nằm trong 1 số bệnh Miễn dịch hệ thống: Lupus, Henoch - Schonlein. Bệnh nhiễm trùng: sốt rét, viêm gan B, C, HIV... Do một số thuốc: Penicillin, thuốc kháng viêm non-steroid

Nhiễm khuẩn tiết niệu

1. Đại cương Nhiễm khuẩn tiết niệu là bề mặt đường tiết niệu bị vi khuẩn bám vào và gây tổn thương do tiết ra độc tố làm tổn thương tế bào, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ đường máu nhưng ít gặp. 2. Nguyên nhân Vi khuẩn: thường gặp là vi khuẩn Gram (-) > 90%, E.Coli 60 - 70% , vi khuẩn Gram (+) < 10%: Enterococcus 2%, vi khuẩn khác 3 - 4%, vi khuẩn bệnh viện... Lao. Nấm: Candida, cryptococcus neoformans. Virus: Adenovirus, Plolymavirus. 3. Yếu tố thuận lợi Tắt nghẽn đường dẫn niệu: sỏi, u tiền liệt tuyến, u niệu quản, dị dạng thận, niệu quản. Các nguyên nhân khác: thai nghén, tiểu đường, trào ngược ống dẫn lưu nước tiểu, can thiệp đường tiết niệu (soi, phẫu thuật, đặt sonde) 4. Lâm sàng Sốt lạnh run. Rối loạn đi tiểu (tiểu buốt, đục, máu) Đau thắt lưng. 5. Cận lâm sàng Nước tiểu: là xét nghiệm đầu tiên cần làm: bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu > 10^5 vk/ml, protein niệu (+), hồng cầu niệu khi tiểu có màu, nitrite (+). Máu: bạch cầu tăng cao, VS tăng Các xé

Sỏi thận

1. Đại cương Là một bệnh lý thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Thường do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi. Cơ chế tạo sỏi cùng tùy nguyên nhân mà khác nhau. Các dạng sỏi: Sỏi calci: thường gặp nhất. Sỏi acid uric: to tăng acid uric. Sỏi struvit: do nhiễm trùng. Sỏi oxalat: do mất cân bằng trong chế độ ăn. Sỏi cystin... 2. Lâm sàng Đau bụng: khi sỏi kẹt gây cơn đau quặn thận cấp . Đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quảng xuống gò mu. Cũng có khi đau xuyên ra hông, lưng. Có khi buồn nôn, nôn. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của sỏi tiết niệu. Khi có nhiễm trùng thì có triệu chứng của nhiễm trùng: sốt, rối loạn đi tiểu. Tiểu máu. 3. Cận lâm sàng Siêu âm là phương tiện chẩn đoán sỏi thận rất tốt. Chụp XQ: có thể thấy sỏi. Bơm thuốc cảm quang sẽ thấy rõ hơn. 4. Diễn tiến và biến chứng Nhiễm khuẩn tiết niệu. Bí tiểu. Sỏi san hô gây hư thận. Thận ứ nước. Suy thận. 5. Điều trị 5.1. Nguyên tắc:

Viêm cầu thận cấp

1. Đại cương Viêm cầu thận cấp là 1 trong 3 bệnh thận hay gặp ở trẻ em. (5 - 10 tuổi) Viêm cầu thập cấp là hội chứng lâm sáng với các biểu hiện cấp tính: tiểu máu, tiểu đạm, tiểu ít, phù và đôi khi tăng urea máu. Viêm cầu thận cấp có thể do nhiều nguyên nhân và nhiều giải phẫu bệnh khác nhau. Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu ( liên cầu beta tan huyết nhóm A ) là thể bệnh thường gặp nhất trong hội chứng viêm cầu thận cấp. 2. Lâm sàng Thể điển hình : có viêm họng 1 - 2 tuần trước hoặc viêm da 3 - 6 tuần trước, sau đó phù nhẹ mi mắt, tiểu ít, tiểu đỏ, huyết áp thường tăng. Phù: thường xảy ra đột ngột vào buổi sáng, mi mắt sau đó lan ra toàn thân, phù thường nhẹ, phù mềm ấn lõm. Tiểu đỏ đại thể: xảy ra ở 30 - 50% trẻ, tiểu màu đỏ hay màu trà đậm và tiểu ít. Huyết áp cao: khoảng 50 - 90% trẻ, cao ở cả 2 trị số Múc độ thay đổi tùy trẻ (có thể lên đến 200/120 mgHg ) 5% có triệu chứng thần kinh doa huyết áp cao: nhức đầu, ói, lơ mơ, co giật, hôn mê. Có thể biến chứng ti

Sỏi đường mật

1. Đại cương Sỏi mật là do mật bị cô đặc lại thành cục ở đường dẫn mật. Số lượng có thể ít ( 1 - 2 sỏi) hoặc có thể nhiều ( hàng trăm sỏi), có khi chỉ là sỏi bùn. Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau: trong gan, ống túi mật, túi mật, ống mật chủ. Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam 3 - 4 lần . 2. Nguyên nhân, yếu tố thuận lợi 2.1. Nguyên nhân Nhiễm ký sinh trùng. Nhiễm trùng đường mật (E.Coli) Ứ đọng mật. 2.2. Yếu tố thuận lợi Nữ > nam. 40 - 60 tuổi. Đời sống kinh tế thấp. Vệ sinh kém. 3. Phân loại Sỏi nguyên phát và sỏi thứ phát. Sỏi sắc tố mật và sỏi cholesterol. 4. Lâm sàng Tam chứng Charcot : Cơn đau quặn mật: đau đột ngột, dữ dội ở hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc bả vai, có khi lan ra sau lưng, vã mồ hôi làm bệnh nhân kêu la, cơn đau kéo dài khoảng 1 vài giờ và đặc biệt tăng lên sau bữa ăn có nhiều mỡ. Sốt lạnh run: xuất hiện sau 1 - 2 ngày, sốt nóng kèm rét run, có khi sốt dao động kéo dài, đau và sốt thường đi đôi với nhau (đau nhiều thì sốt n

Xơ gan

1. Đại cương Xơ gan được xem là một quá trình lan toả với xơ hóa, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan, dẫn đến sự hình thành các nhân tố có cấu trúc không bình thường (hay gọi là nhân xơ) . Nguyên nhân: viêm gan virus B và C thường gặp nhất, xơ gan do rượu, viêm gan tự nhiễm, xơ gan ứ mật, xơ gan do nhiễm độc hay hóa chất, xơ gan do rối loạn chuyển hóa, xơ gan do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan. 2. Lâm sàng Xơ gan cò bù: triệu chứng nghèo nàn. Xơ gan mất bù: biểu hiện bằng 2 hội chứng Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch của (tuần hoàn bàng hệ, lách to, trĩ, dãn tĩnh mạch thực quản) Hội chứng suy tế bào gan (vàng da, dấu sao mạch, lòng bàn tay son, phù, báng bụng) 3. Cận lâm sàng Xét nghiệm máu: thiếu máu, tiểu cầu giảm Xét nghiệm chức năng gan: suy giảm rõ rệt, albumin máu giảm, bilirubin máu tăng, 2 men gan SGOT, SGPT tăng rõ nhất trong đợt tiến triển của xơ gan, NH3 máu động mạch tăng, thời gian prothrombin kéo dài (rối loạn đông máu). Siêu âm: gan thô, dịch ổ b

Viêm gan siêu vi

1. Đại cương Các virus viêm gan là những virus có ái tính với tế bào gan. Viêm gan A, E lây truyền qua đường tiêu hóa. Viêm gan B, C, D lây qua đường tiêm truyền do đó còn gọi là viêm gan huyết thanh. Trong đó HAV, HBV, HCV là thường gặp nhất, mức độ nguy hiểm tăng dần. HAV: dễ điều trị, nhưng dễ nhiễm lại, đã có vaccin ngừa. HBV: Đã có vaccin ngừa. 20% chuyển hóa thành xơ gan, ung thư gan. Khả năng điều trị dứt điểm khó. ADN. HCV: Chưa có vaccin ngừa. 80% chuyển hóa thành xơ gan, ung thư gan. Có thể điều trị dứt điểm trong 2 năm. ARN. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thời kỳ ủ bệnh HAV: 20 - 40 ngày. HBV: 60 - 120 ngày. HCV: 15 - 160 ngày. 2.2. Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da): 3 - 5 ngày. Sốt Rối loạn tiêu hóa. Mệt mỏi. 3.3. Thời kỳ toàn phát (vàng da): 5 - 7 ngày. Vàng da xuất hiện khi hết sốt, vàng da toàn thân kèm vàng mắt. Tiểu ít, vàng sậm, phân bạc màu. Gan lách to. Ngứa toàn thân. 2.4. Thời kỳ lui bệnh: triệu chứng giảm dần song mệt mỏi còn kéo

Viêm ruột thừa

Có triệu chứng điển hình/ không điển hình Không có thuốc điều trị. Cận lâm sàng hiệu quả nhất là CT - Scan. 1. Đại cương Là cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất. Nguyên nhân: tắt nghẽn lòng ruột thừa do sỏi phân, phì đại nang bạch huyết, ký sinh trùng, hạt trái cây,... Chẩn đoán chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. 2. Lâm sàng 2.1. Triệu chứng cơ năng Đau bụng: đau khởi đầu quanh rốn hay thượng vị sau khoảng 1 - 12 giờ nhưng thường sau 4 - 6 giờ lan xuống hố chậu phải, mức độ đau âm ỉ đôi khi đau từng cơn. Đau bụng không điển hình, ngay từ đầu đau ở hố chậu phải (45%) Rối loạn tiêu hóa: chán ăn hầu như bao giờ cũng có, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng. 2.2. Triệu chứng thực thể Đau bụng dưới phải. Điểm đau Mc Burney. Phản ứng dữ dội hoặc đề kháng. 2.3. Triệu chứng toàn thân Sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C. Mạch: 90 - 100 lần/phút (hơi tăng) Môi khô, lưỡi dơ. 3. Cận lâm sàng Công thức máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng . Siêu âm: độ nhạy không cao, tùy thuộc v

Bệnh giun sán

1. Đại cương Bệnh giun sán là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc rất cao ( 70 - 80%). Một người có thể mắc 2 - 3 loại giun. Gây tác hại âm thầm, ít rầm rộ do vậy phòng và điều trị khó khăn. 2. Một số loại giun gây bệnh 2.1. Giun đũa Vị trí: ruột non. Sinh chất: chiếm chất dinh dưỡng. Lâm sàng: rối loạn tiêu hóa, có thể nôn hoặc đi ngoài ra giun. Chần đoán: - Điều trị: Albendazol, Mebendazol, Piperazin. 2.2. Giun móc Vị trí: tá tràng. Sinh chất: máu. Lâm sàng: rối loạn tiêu hóa, thiếu máu. Chần đoán: - Điều trị: Mebendazol, Tetrachetylen, bổ sung sắt. 2.3. Giun kim Vị trí: cuối ruột non, đầu ruột già. Sinh chất: hút chất dinh dưỡng. Lâm sàng: rối loạn tiêu hóa, ngứa hậu môn. Chần đoán: - Điều trị: Piperazin. Mebendazol, vệ sinh hậu môn tránh tái nhiễm. 3. Một số loại sán gây bệnh 3.1. Sán lá gan Vị trí: gan, đường mật. Sinh chất: hút chất dinh dưỡng. Lâm sàng: xơ gan, tắc mật. Chần đoán: xét nghiệm phân tìm trứng sán. Điều trị: khó khăn, dùng Chloroq

Bệnh lỵ trực khuẩn - Lỵ amip

1. Đại cương Lỵ là bệnh viêm cấp tính chủ yếu do Shigella và amip gây ra. Đây là 1 bệnh tiêu chảy nguy hiểm, có thể xảy ra các vụ dịch lớn. Biểu hiện: viêm đại tràng co thắt, tiết nhầy và chảy má u Tỷ lệ tử vong còn cao, có nơi lên đến 15%. 2. Dịch tễ học 2.1. Phương thức lây truyền Lây qua đường tiêu hóa: 10 - 100 vi khuẩn là đủ gây bệnh ở người lón. Lây truyền trực tiếp. Lây gián tiếp qua thức ăn nước uống. Ruồi đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền bệnh. 2.2. Nguồn bệnh Người đang bệnh, người đang thời kỳ hồi phục, người lành mạnh mang trùng. Nếu không điều trị, người bệnh có thể thải vi khuẩn kéo dài từ 7 - 12 ngày. Những trường hợp mạn tính, trẻ suy dinh dưỡng thì thời gian thải khuẩn có thể kéo dài hơn 1 năm. 3. Cận lâm sàng Xét nghiệm phân: cần cấy phân 3 ngày liên tục, kết quả (+) đạt được trong 24h sau khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ cao nhất là trong 3 ngày đầu của bệnh và kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh. Soi trực t

Bệnh dịch tả

1. Đại cương Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính đường tiêu hóa. Có thể lan tràn thành dịch lớn gây ra do phẩy khuẩn Gr (-) Vibrio Cholera. Lâm sàng đặc trưng là tiêu chảy dữ dội (phân toàn nước đục/ trong có vài hạt trắng lổn nhổn như gạo) kèm theo nôn mửa. Hậu quả mất nước điện giải có thể dẫn đến tử vong. Không sốt, không đau bụng, bệnh nhân vẫn tỉnh táo hoàn toàn cho đến chết. 2. Yếu tố nguy cơ Bệnh thường xuất hiện ở: Vùng dân cư đông đúc. Điều kiện vệ sinh kém. Nguồn nước sinh hoạt khan hiếm. Người có ít dịch vị: cắt dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, hoặc pH dịch vị cao. 3. Lâm sàng 3.1. Thời kỳ ủ bệnh Vài giờ đến vài ngày Trung bình 4 giờ đến 4 ngày. 3.2. Thời kỳ khởi phát Đột ngột, khó chịu, sôi bụng, buồn nôn và nôn, kèm tiêu chảy liên tục. Toàn thân không sốt, không đau bụng. 3.2. Thời kỳ toàn phát: thể điển hình Nôn mửa, tiêu chảy ồ ạt và kiệt nước. Phân toàn nước đục/ trong có vài hạt trắng lổn nhổn như hạt gạo. Phân tanh, không

Bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là phản ứng đào thải chất độc. Nên trong mức độ vừa phải là có lợi. Tiêu chảy là đi phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Nếu chỉ đi ngoài nhiều lần mà phân vẫn bình thường thì không phải là tiêu chảy. Nguyên tắc điều trị là bù mất nước và điện giải, không uống thuốc cầm. 1. Đại cương Tiêu chảy là một nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải , tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ tiêu chảy cao. Một torng những bước tiến quan trọng torng xử lý mất nước do tiêu chảy là sử dụng dung dịch bù nước và điện giải bằng đường uống. Liệu pháp này được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy ở mọi độ tuổi và mọi căn nguyên. Sử hiện diện của glucose làm tăng hấp thu Na+ lên gấp 3

Loét dạ dày tá tràng

1. Đại cương Loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nam thường gặp hơn nữa. Tuổi 30 - 50. 2. Bệnh sinh Do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố tấn công ( pepsin , acid) và bảo vệ (chất nhầy, HCO3 ). Vai trò của Hecolibacter pylori (HP) rất quan trọng trong bệnh sinh của bệnh. HP là một xoắn khuẩn Gr (-) sống trong niêm mạc dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét. HP lây qua đường tiêu hóa . 3. Lâm sàng - Triệu chứng cơ năng: Đau thượng vị thường gặp. Cơn đau liên quan đến bữa ăn. Đau sau ăn no thường là loét dạ dày. Đau lúc đói thường là loét tá tràng . Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua. - Triệu chứng thực thể: Điểm thượng vị đau (gặp trong loét dạ dày), điểm môn vị đau (gặp trong loét tá tràng). Ít có giá trị chẩn đoán. * Loét và Viêm - Loét: đau có thời điểm. - Viêm: đau liên tục cả ngày. * Ghi nhớ:   - Triệu chứng ung thư và viêm loét khá giống nhau.  - Đau ở dạ dày là đau mơ hồ. 4. Cận lâm sàng

Viêm phổi

1. Định nghĩa 1.1. Viêm phổi : là tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính nhu mô phổi do tác nhân vi sinh vật. Loại trừ những trường hợp viêm phổi do nguyên nhân dị ứng - miễn dịch, do tác nhân vật lý hay hóa học. 1.2. Viêm phổi cộng đồng (CAP): viêm phổi xuất hiện trên bệnh nhânkhông nhập viện hay sống trong viện điều dưỡng trong thời gian 2 tuần trước khi xuất hiện triệu chứnng viêm phổi. 1.3. Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế (HCAP): viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng nhưng được can thiệp như trong bệnh viện: Viêm phổi tại nhà dưỡng lão, viện điều dưỡng. Nằm viện >= 2 ngày trong vòng 3 tháng. Điều trị truyền dịch tại nhà kể cả kháng sinh. Lọc máu trong vòng 1 tháng. Chăm sóc vết thương tại nhà. Thành viên trong gia đình có người nhiệm vi khuẩn đa kháng thuốc. Bệnh làm suy giảm/ điều trị làm suy giảm miễn dịch. 1.4. Viêm phổi bệnh viện (HAP): viêm phổi mắc phải sau khi nhập viện > 48h, được phân thành viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm (khi thời điểm xuất hiện vi

Hen phế quản

1. Đại cương - Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp và có xu hướng ngày càng tăng ở nước ta và thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của WHO (1995) trên thế giới có khoảng 160 triệu người mắc bệnh hen, con số này hiện hay là 300tr người. Dự báo đến 2025 số người mắc bệnh hen sẽ là 400tr. - Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác số người mắc hen nhưng ước chừng khoảng 5% ở người lớn và 7 - 7% ở trẻ em. 2. Định nghĩa - Hen phế quản là một trạng thái viên mạn tính đường dẫn khí gây ra những đợt ho, khò khè, ứ khí phổi và tái đi tái lại, làm cho phế quản trở nên nhạy cảm với các yếu tố có tính kích thích (một số dị nguyên, không khí lạnh, vận động thể lực, hóa chất,...). Khi tiếp xúc với các chất trên, các phế quản co thắt, phù nề chứa đầy chất nhầy và tăng đáp ứng làm hạn chế khí lưu thông qua khí quản. Tình trạng này có thể phục hồi tự nhiên hay dưới tác dụng của thuốc (GINA 2006) - Hen là 1 bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêm mạn tính đường hô hấp. Hen phế qu